“Lạm thu khiến mâu thuẫn của người dân với chính quyền cao lên”

VOV.VN -Ông Bùi Sỹ Lợi: “Tình trạng lạm thu tại các địa phương không làm ổn định được dân, không làm cho người dân tin tưởng chính quyền”.

Bà Vũ Thị Lưu Mai, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, thông qua báo chí, bà được biết tại nhiều địa phương đang tồn tại tình trạng lạm thu, nhất là khu vực nông thôn. Điều đặc biệt là các khoản thu này đều tính trên đầu người dân, nên có tình trạng có những em bé vừa ra đời đã phải gánh trên vai những khoản phí không có trong danh mục.

Bà Vũ Thị Lưu Mai khẳng định: Theo phản ánh trên thực tế tồn tại những khoản thu bất hợp lý như phí bảo vệ trụ sở làm việc, phí bảo vệ nhà trường, phí khuyến học, phí hỗ trợ cán bộ Văn phòng Đảng ủy, phí hỗ trợ Ban công an xã... Điều này đã tạo gánh nặng cho người dân, gây phản ứng bức xúc trong nhân dân, làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền.

Sổ "ghi nợ" của một gia đình tại huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa (ảnh: Soha)

Theo bà Mai, hiện tại hệ thống pháp luật về phí, lệ phí, đặc biệt là Luật phí và lệ phí năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017 đã xác định rõ thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí. Theo đó chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mới được quyền quy định về các khoản phí dựa trên danh mục đã được Quốc hội ban hành.

“Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, bảo đảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, chúng tôi trân trọng đề nghị Chính phủ đôn đốc các địa phương có biện pháp kiểm soát các hoạt động thu ở cấp cơ sở, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực này để tạo niềm tin cho người dân vào bộ máy nhà nước” – bà Vũ Thị Lưu Mai đề xuất.

Không đánh đồng xã hội hóa với lạm thu

Trao đổi với phóng viên về tình trạng lạm thu, khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, quá trình đổi mới đất nước, rất cần xã hội hóa và phong trào này rất được hoan nghênh.

Chính xã hội hóa làm cho xã hội phát triển, điều quan trọng là cộng đồng, người dân có trách nhiệm hơn đối với xã hội, đối với nhân dân, cũng như chính cuộc sống của họ. Đây là việc làm rất tốt và cần được cổ vũ. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm thu mà không biết bồi dưỡng nguồn thu, để cho người dân phải đóng góp quá mức thì “lợi bất cập hại”.

Ông Bùi Sỹ Lợi nói: “Vừa rồi tôi nghe thông tin tại một số địa phương, một số xã, thậm chí thôn đặt ra những mức thu áp cho cả trẻ em, quy định cho người đến 36 tháng tuổi. Tôi thấy rất buồn. Vấn đề xã hội hóa là chúng ta phát huy sức mạnh của toàn dân. Người có điều kiện có thể đóng góp nhiều hơn, người không có điều kiện làm sao đóng góp được?”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh đây là vấn đề phải hết sức lưu ý và cho rằng: “Nếu cách thức như thế này thì không làm ổn định được dân, không làm cho người dân tin tưởng chính quyền, mà có lẽ nó làm cho mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền cao lên. Tôi nghĩ địa phương nào, chính quyền nào làm vấn đề này nên có điều chỉnh, dừng ngay lại”.

“Chúng ta phát động phong trào xã hội hóa là để cho người dân tự suy nghĩ; tự thấy những công trình, nhiệm vụ cần phải huy động sức dân để đóng góp bên cạnh sự đóng góp của nhà nước. Xã hội hóa thể hiện tinh thần như vậy, nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhưng nhân dân cùng làm trên tinh thần họ có điều kiện, khả năng và huy động đến mức độ họ chịu đựng được. Còn huy động quá mức thì điều đó không có lợi” – ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ./.

Thông tin từ Báo Lao Động cho biết: Tại xã bãi ngang Minh Hộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, mỗi vụ, mỗi thôn có 10 khoản thu như hoạt động thiếu niên, phúc lợi xã hội, vệ sinh mương dân sinh, sửa xe tang, bảo vệ đồng ruộng, xây dựng cơ sở văn hóa, quỹ khuyến học…

Tính trung bình mỗi khẩu, ngay cả các cháu bé mới lọt lòng, cứ có tên trong sổ hộ khẩu là phải nộp khoảng 350.000đ/năm. Một gia đình 5 người, mỗi năm phải nộp khoảng 1,8 triệu đồng.

Các khoản thu này đã được thu từ nhiều năm nay. Năm nào cũng vậy, thu xong của thôn là đến xã thu.

Sau đó, tháng 7/2016, UBND huyện Hậu Lộc đã thành lập đoàn kiểm tra sự việc và khẳng định thông tin báo chí nêu là đúng thực tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tài chính đề xuất lệ phí trước bạ đồng giá trên toàn quốc
Bộ Tài chính đề xuất lệ phí trước bạ đồng giá trên toàn quốc

VOV.VN - Theo dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính, giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác do Bộ Tài chính ban hành áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Bộ Tài chính đề xuất lệ phí trước bạ đồng giá trên toàn quốc

Bộ Tài chính đề xuất lệ phí trước bạ đồng giá trên toàn quốc

VOV.VN - Theo dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính, giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác do Bộ Tài chính ban hành áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường công tác quản lý thu phí, lệ phí.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường công tác quản lý thu phí, lệ phí.

Bệnh nhân phản ánh Bệnh viện K Trung ương lạm thu
Bệnh nhân phản ánh Bệnh viện K Trung ương lạm thu

VOV.VN - Hiện có nhiều phản ánh về việc Bệnh viện K bán cho bệnh nhân và người nhà của họ thẻ ra vào viện với giá lên tới 50.000 đồng.

Bệnh nhân phản ánh Bệnh viện K Trung ương lạm thu

Bệnh nhân phản ánh Bệnh viện K Trung ương lạm thu

VOV.VN - Hiện có nhiều phản ánh về việc Bệnh viện K bán cho bệnh nhân và người nhà của họ thẻ ra vào viện với giá lên tới 50.000 đồng.