GE Power mua bộ phận lò hơi thu nhiệt với giá 250 triệu USD

VOV.VN - GE vừa công bố ký kết hợp đồng mua lại bộ phận lò hơi thu nhiệt của 1 tập đoàn Hàn Quốc với giá 250 triệu USD.

GE Power, một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn GE vừa công bố ký kết hợp đồng mua lại bộ phận lò hơi thu nhiệt (HRSG) của Tập đoàn Doosan Engineering & Construction (Hàn Quốc) với giá 250 triệu USD.

Thương vụ này sẽ giúp GE Power đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về các giải pháp sử dụng công nghệ HRSG cho các nhà máy điện chu trình hỗn hợp, và tiếp tục thúc đẩy việc mở rộng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Ông Steve Bolze, Chủ tịch và CEO của GE Power chia sẻ: "Với việc sáp nhập Alstom, chúng tôi có khả năng cung cấp giải pháp đồng bộ cho các nhà máy điện và đồng thời cũng nhìn thấy nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tuabin khí công suất lớn sử dụng công nghệ HA hiệu suất tối ưu của chúng tôi cho các nhà máy điện khí.

Việc mua lại bộ phận lò hơi thu nhiệt của Doosan Engineering & Construction sẽ giúp chúng tôi đạt được tốc độ tăng trưởng dự kiến và quản lý chi phí tốt hơn bằng cách tăng cường năng lực sản xuất toàn cầu và tiếp tục hoàn thiện công nghệ lò hơi thu hồi nhiệt hiện có. Chúng tôi cũng sẽ có được đội ngũ nhân sự tốt nhất trên thị trường”.

Bộ phận lò hơi thu nhiệt của Doosan Engineering & Construction – doanh nghiệp Hàn Quốc hàng đầu thế giới về kỹ thuật, thiết bị và cơ sở hạ tầng - là nhà cung cấp đáng tin cậy cho cả GE và Alstom; từng là nhà thầu chính thức của Alstom trong một thời gian dài.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, bộ phận lò hơi thu hồi nhiệt của Doosan Engineering & Construction sẽ được tích hợp vào bộ phận Gas Power Systems (các giải pháp điện khí) thuộc GE Power, trong đó đã bao gồm bộ phận lò hơi thu hồi nhiệt của Alstom.

Doosan Engineering & Construction hiện có 3 nhà máy sản xuất tân tiến, bao gồm 1 nhà máy tại Hàn Quốc và 2 nhà máy khác tại Việt Nam.

Bắt đầu đi vào hoạt động năm 1977, bộ phận lò hơi thu hồi nhiệt của Doosan Engineering & Construction hiện có hơn 1,400 nhân viên chuyên về kỹ thuật, quản lý dự án và sản xuất. Bộ phận lò hơi thu hồi nhiệt của Doosan Engineering & Construction là nhà cung cấp cho GE và các công ty công nghiệp hàng đầu khác, và cũng được cấp phép dài hạn của công nghệ Alstom từ năm 2007.

Tại Việt Nam, GE đã cung cấp thiết bị và dịch vụ cho rất nhiều dự án điện trọng điểm. Từ năm 1995, GE đã cung cấp tuabin khí công suất lớn đầu tiên cho nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, sau đó tiếp tục cung cấp thiết bị cho nhà máy điện Phú Mỹ 4, nhà máy điện đuôi hơi Phú Mỹ 2-1, Phú Mỹ 2-1 mở rộng, và nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1.

Đồng thời, GE cũng cung cấp tuabin khí và tuabin hơi công suất lớn cho nhà máy điện chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 2-2 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đi vào hoạt động từ năm 2005. Năm 2014, GE được chính thức lựa chọn cung cấp 2 tổ máy tuabin khí thế hệ F (Công suất 77MW/tuabin) cho Liên hợp Hóa Lọc dầu Nghi Sơn.

Đến năm 2015, GE ký hợp đồng cung cấp 2 lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) lớn nhất Việt Nam cho nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, giúp cung cấp năng lượng than sạch cho điện lưới quốc gia.

PetroVietnam cũng đã lựa chọn 2 bộ tuabin hơi và máy phát điện có hiệu suất cao của GE cho nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 ở Sóc Trăng. Khi bắt đầu đi vào hoạt động, nhà máy có thể sản xuất được 1,200 megawatt (MW) điện, đủ để cung cấp cho khoảng 4 triệu hộ gia đình Việt.

Mới đây, GE Power Services công bố nâng cấp động cơ tuabin khí GT13E2 MXL2 tại nhà máy điện Phú Mỹ, đánh dấu dịch vụ đầu tiên mà GE cung cấp sau khi sáp nhập mảng kinh doanh Năng lượng và Truyền tải điện của Alstom./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PetroVietnam mua lại toàn bộ tài sản của Chevron tại Việt Nam
PetroVietnam mua lại toàn bộ tài sản của Chevron tại Việt Nam

VOV.VN - PetroVietnam đã tiếp nhận 100% cổ phần các công ty và quyền điều hành của Chevron tại Việt Nam

PetroVietnam mua lại toàn bộ tài sản của Chevron tại Việt Nam

PetroVietnam mua lại toàn bộ tài sản của Chevron tại Việt Nam

VOV.VN - PetroVietnam đã tiếp nhận 100% cổ phần các công ty và quyền điều hành của Chevron tại Việt Nam

PetroVietnam sa sút lợi nhuận vì giá dầu
PetroVietnam sa sút lợi nhuận vì giá dầu

Các chỉ tiêu về sản lượng vượt xa kế hoạch nhưng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đang sụt giảm đáng kể.

PetroVietnam sa sút lợi nhuận vì giá dầu

PetroVietnam sa sút lợi nhuận vì giá dầu

Các chỉ tiêu về sản lượng vượt xa kế hoạch nhưng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đang sụt giảm đáng kể.

Petrovietnam tổ chức hội nghị triển, lãm quốc tế 2015
Petrovietnam tổ chức hội nghị triển, lãm quốc tế 2015

VOV.VN - Với chủ đề “Petrovietnam- 40 năm hội nhập và phát triển”, hội nghị và triển lãm 2015 của Petrovietnam sẽ được tổ chức tại TP HCM từ 21- 23/10 tới

Petrovietnam tổ chức hội nghị triển, lãm quốc tế 2015

Petrovietnam tổ chức hội nghị triển, lãm quốc tế 2015

VOV.VN - Với chủ đề “Petrovietnam- 40 năm hội nhập và phát triển”, hội nghị và triển lãm 2015 của Petrovietnam sẽ được tổ chức tại TP HCM từ 21- 23/10 tới

Nhà máy 325 triệu USD của PetroVietnam bên bờ vực phá sản
Nhà máy 325 triệu USD của PetroVietnam bên bờ vực phá sản

Các đơn vị góp vốn xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ là PetroVietnam và Đạm Phú Mỹ đang "chịu trận" sau khi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Nhà máy 325 triệu USD của PetroVietnam bên bờ vực phá sản

Nhà máy 325 triệu USD của PetroVietnam bên bờ vực phá sản

Các đơn vị góp vốn xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ là PetroVietnam và Đạm Phú Mỹ đang "chịu trận" sau khi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.