Dư nợ của Chính phủ Việt Nam tăng gấp đôi sau 4 năm

VOV.VN -Bộ Tài chính vừa công bố "Bản tin nợ công số 4", trong đó công khai số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010-2014. 

Dư nợ tăng gấp đôi sau 4 năm

Theo đó, tính đến hết năm 2014, nợ công của Việt Nam ở mức trên 1,8 triệu tỷ đồng (gần 86 tỷ USD), tương đương 46,4% GDP. Năm 2013, dư nợ của Chính phủ là hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Nếu so với năm 2010 khi dư nợ ở mức hơn 889.000 tỷ đồng, dư nợ Chính phủ trong năm 2014 đã tăng hơn gấp đôi (tăng 105%).

 

Trong năm 2014, tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh trên 422.000 tỷ đồng và chỉ tiêu này tăng dần qua từng năm kể từ 2010. Năm 2010, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh chỉ mới gần 226.000 tỷ đồng. Vì năm 2014, dư nợ nước ngoài của quốc gia trên 1,5 triệu tỷ đồng thì trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là hơn 810.000 tỷ đồng và của doanh nghiệp xấp xỉ 700.000 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ, nợ trong nước vẫn lớn hơn so với nợ nước ngoài. Cụ thể, năm 2014, nợ nước ngoài là trên 810.000 tỷ đồng còn nợ trong nước trên 1 triệu tỷ đồng.

Trong kỳ báo cáo, xu hướng này chỉ xuất hiện trong 2 năm là năm 2013 và năm 2014. Từ năm 2012 trở về trước, nợ nước ngoài luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ. Chẳng hạn, nếu như năm 2010, trong tổng số 889.000 tỷ đồng nợ thì hơn 530.000 tỷ đồng là nợ nước ngoài. Còn năm 2011 và năm 2012, nợ nước ngoài lần lượt là hơn 666.000 tỷ đồng và hơn 727.000 tỷ đồng trong khi nợ trong nước là hơn 426.000 tỷ đồng và 552.000 tỷ đồng.

Tỷ lệ dư nợ so với ngân sách liên tục tăng

Đặc biệt, dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách của năm 2014 bằng 211,5%. Tỷ lệ này tăng dần trong suốt các năm từ 2010 đến 2014. Từ ngưỡng 157,9% trong năm 2010, dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách đã dần lên mức 162%, 172%, 184% và 211,5% trong những năm tiếp theo.

Tổng số tiền trả nợ năm 2014 là hơn 260.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 199% so với năm 2010. Trong những năm trước, tổng trả nợ trong kỳ chỉ ở mức hơn 87.000 tỷ đồng năm 2010, rồi sau đó lên gần 111.000 tỷ đồng năm 2011 và trên 154.000 tỷ đồng một năm sau đó.

Số nợ công được chính phủ báo cáo Quốc hội mới đây cho thấy, tính đến 31/12/2015, ước tính nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, vượt trần 0,3 so với ngưỡng được Quốc hội cho phép giai đoạn 2011-2015.

Bộ Tài chính cho biết, nguồn cung cấp thông tin chính cho các bảng số liệu trong bản tin này là dữ liệu nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính quản lý thông qua việc sử dụng phần mềm DMFAS và tổng hợp báo cáo thống kê từ các cơ quan có liên quan.

Nợ của Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền. Còn nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Brexit: Nợ công Việt Nam “có lợi, có hại”
Sau Brexit: Nợ công Việt Nam “có lợi, có hại”

VOV.VN - Đại diện ngành tài chính khẳng định, việc biến động tỷ giá của các đồng tiền sau sự kiện Brexit giúp nợ công Việt Nam vừa có lợi và vừa bị thiệt hại.

Sau Brexit: Nợ công Việt Nam “có lợi, có hại”

Sau Brexit: Nợ công Việt Nam “có lợi, có hại”

VOV.VN - Đại diện ngành tài chính khẳng định, việc biến động tỷ giá của các đồng tiền sau sự kiện Brexit giúp nợ công Việt Nam vừa có lợi và vừa bị thiệt hại.

HSBC: Nợ công Việt Nam sắp đến ngưỡng giới hạn cho phép
HSBC: Nợ công Việt Nam sắp đến ngưỡng giới hạn cho phép

Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc hội đề ra 65% trong 2017.

HSBC: Nợ công Việt Nam sắp đến ngưỡng giới hạn cho phép

HSBC: Nợ công Việt Nam sắp đến ngưỡng giới hạn cho phép

Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc hội đề ra 65% trong 2017.

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách
Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

VOV.VN - Theo phân tích của BIDV, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. 

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

VOV.VN - Theo phân tích của BIDV, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công

VOV.VN-Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước nhằm an toàn nợ công và bền vững ngân sách. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phải cắt giảm bội chi để giảm nợ công

VOV.VN-Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Việt Nam phải tiếp tục tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước nhằm an toàn nợ công và bền vững ngân sách. 

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”
Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

3 tháng, nợ công ty bầu Đức tăng thêm 1.500 tỷ đồng
3 tháng, nợ công ty bầu Đức tăng thêm 1.500 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016, số nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng.

3 tháng, nợ công ty bầu Đức tăng thêm 1.500 tỷ đồng

3 tháng, nợ công ty bầu Đức tăng thêm 1.500 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016, số nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng.