Formosa từng phải xin lỗi vì đổ chất thải độc hại ở Campuchia

VOV.VN - Vụ việc Formosa đổ chất thải độc hại có chứa thủy ngân ở Campuchia được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 người.

Tháng 12/1998, đất nước Campuchia rúng động vì thông tin công ty Formosa Plastics của Đài Loan (Trung Quốc) chuyển lô hàng chất thải độc hại sang nước này. Vụ việc khi ấy đã gây ra tình trạng bạo loạn và một cuộc khủng hoảng di cư chạy trốn khỏi khu vực cảng Sihanoukville - nơi chất thải được đổ xuống.

Formosa từng vướng vào bê bối xả thải bừa bãi ở Campuchia. (Ảnh: Nikkei)

Formosa gây náo loạn Campuchia vì chất thải độc hại

Hai tuần sau khi thông tin vỡ lở, đại diện của Formosa Plastics trước sức ép cực lớn từ dư luận Campuchia đã phải lên tiếng xin lỗi nhưng tại thời điểm đó, công ty này vẫn khăng khăng không chịu đưa số chất thải độc hại trở về nơi xuất phát là Đài Loan.

Điều đáng nói là các thử nghiệm độc lập của những chuyên gia nước ngoài đều cho thấy hàm lượng thủy ngân trong các mẫu xét nghiệm chất thải của Formosa Plastics đều vượt quá mức an toàn, tình hình cấp bách nhưng công ty này vẫn không chấp nhận thực tế mà trì hoãn bằng việc tự cử đoàn đến cảng Sihanoukville lấy thêm mẫu xét nghiệm.

Và phải đến 4 tháng sau, lô chất thải độc hại có chứa hàm lượng thủy ngân cao mới được Formosa đưa ra khỏi lãnh thổ Campuchia.

Vụ việc Formosa Plastics gây ra ở Campuchia được cho là đã trực tiếp hoặc gián tiếp cướp đi sinh mạng của 6 người. Vụ việc “tày trời” vỡ lở sau cái chết của một người công nhân bến tàu nơi Formosa đổ chất thải, với những triệu chứng nhiễm độc thủy ngân, vụ việc này ngay lập tức thổi bùng lên cơn hoảng loạn và bạo động trong khu vực, biến Sihanoukville - một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương.

Chất thải mà Formosa Plastics đưa vào Campuchia có hàm lượng thủy ngân lớn hơn nhiều mức cho phép. (Ảnh: AP)

Bốn người khác thiệt mạng sau đó trong một vụ tai nạn giao thông khi hàng nghìn người dân lên xe trốn chạy khỏi Sihanoukville.

Cái chết thứ sáu được ghi nhận là cái chết của một người đàn ông chuyên làm công việc nhặt rác. Tuy nhiên, ở trường hợp này, Formosa Plastics từ chối bồi thường vì cho rằng, không có bằng chứng cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa cái chết của người đàn ông với chất thải họ đổ ra môi trường.

Hành động tắc trách

Theo tờ Phnom Penh Post, chất thải độc hại đã lan truyền ở Sihanoukville với quy mô lớn hơn so với những suy đoán ban đầu. Lô chất thải này đã được chuyển đến một bãi chứa bên ngoài thành phố trong 90 xe tải.  Nguy hiểm hơn là rất nhiều trong số các xe tải này sau đó lại được làm sạch bên cạnh một hồ nước là nơi cung cấp nước uống cho người dân trong khu vực.

Những lô hàng chất thải bị bỏ lại ở một khu vực mở, không rào chắn, không biển cảnh báo, mà ai cũng có thể vào. Một số người đến đây nhặt các bao tải mang về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Có người còn nhặt các khối chất thải có dạng giống như than đá mang về nhà đun nấu thức ăn.

Các quan chức Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, mẫu phân tích do một nhóm hoạt động môi trường thực hiện cho thấy, các chất thải chứa hàm lượng độc tố vượt mức cho phép và đã ra lênh cho Formosa Plastics đưa lô chất thải này trở về Đài Loan.

Các nhân viên xử lý số chất thải độc hại của Formosa. (Ảnh: BBC)

Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Kết quả là vậy, nhưng Formosa Plastics vẫn đặt ra câu hỏi nghi vấn về phân tích nói trên và quyết định tiến hành lấy mẫu riêng của mình.

Theo tờ The Guardian, dưới sức ép dư luận, ngày 31/12/1998, Formosa đã chính thức công khai xin lỗi vì "gây xáo trộn cuộc sống của người dân Campuchia" và cam kết đưa lô chất thải độc hại ra khỏi lãnh thổ Campuchia.

Câu hỏi còn lại

Tháng 4/1999, toàn bộ lô chất thải độc hại đã về đến Đài Loan sau rất nhiều trở ngại. Tiết lộ của BBC cho biết, trong số hơn 4.000 tấn chất thải có khoảng 3.000 tấn chứa chất độc ban đầu dự kiến được đưa thẳng từ Campuchia đến Westmoreland, California, Mỹ để xử lý.

Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã quyết định hủy bỏ kế hoạch nhập khẩu lô chất thải này sau khi biết rằng, độc tính của lô hàng có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn của Mỹ.

Dù công ty xử lý an toàn Kleen Corp có trụ sở tại California đã nói với EPA rằng, hàm lượng thủy ngân có trong chất thải đạt tiêu chuẩn an toàn nhưng trong một tuyên bố, EPA cho biết, lô chất thải của Đài Loan “phức tạp hơn rất nhiều so với thông tin ban đầu”.

Bài báo của BBC đưa tin về vụ việc.

Tuyên bố của Formosa khi đó nêu rõ: “Tổng công ty Formosa Plastics đã quyết định di chuyển các vật liệu trở lại Đài Loan, nơi chúng có thể được phân tách và phân tích kỹ lưỡng”.

Dù lô chất thải đã trở về nơi chúng xuất phát nhưng câu hỏi còn lại là làm thế nào lô hàng độc hại này lại có thể xâm nhập vào Campuchia? Sự thất vọng càng lên cao khi có thông tin cho rằng, một số quan chức Campuchia đã nhận khoản tiền lót tay lên tới 3 triệu USD để “đưa” những chất thải độc hại vào Campuchia.

Hơn 100 đối tượng có liên quan đến vụ việc đã bị đình chỉ công tác, nhưng chỉ có 3 người bị xét xử vì cáo buộc gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân, làm tổn hại tài sản và môi trường.

Một lãnh đạo công ty nhập khẩu của Campuchia, hai người đàn ông Đài Loan và người phiên dịch cho họ cũng đã bị xét xử.

Khép lại vụ việc, Formosa Plastics xin lỗi người dân Campuchia nhưng từ chối nhận trách nhiệm hoặc thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

Quay trở lại quyết định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), quyết định này đã nhận được sự hoan nghênh của các nhà hoạt động môi trường địa phương.

Bradley Angel của tổ chức môi trường Greenaction cho biết: “Đây là một chiến thắng lớn cho công lý, cho sức khỏe, môi trường và là một thất bại hoàn toàn của Formosa Plastics – tập đoàn đã âm mưu biến Westmoreland thành bãi rác chứa chất thải độc hại quốc tế”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm
Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm

VOV.VN - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm

Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm

VOV.VN - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

“Đột nhập” hệ thống đường ống nước thải khổng lồ của Formosa Hà Tĩnh
“Đột nhập” hệ thống đường ống nước thải khổng lồ của Formosa Hà Tĩnh

Dư luận đang nghi ngờ hệ thống đường ống dẫn nước khổng lồ dưới đáy biển Vũng Áng là hệ thống xả nước thải công nghiệp của dự án Formosa Hà Tĩnh.

“Đột nhập” hệ thống đường ống nước thải khổng lồ của Formosa Hà Tĩnh

“Đột nhập” hệ thống đường ống nước thải khổng lồ của Formosa Hà Tĩnh

Dư luận đang nghi ngờ hệ thống đường ống dẫn nước khổng lồ dưới đáy biển Vũng Áng là hệ thống xả nước thải công nghiệp của dự án Formosa Hà Tĩnh.

Giám đốc đối ngoại Formosa phát ngôn khiến dư luận bất bình
Giám đốc đối ngoại Formosa phát ngôn khiến dư luận bất bình

VOV.VN - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng chỉ có thể được lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

Giám đốc đối ngoại Formosa phát ngôn khiến dư luận bất bình

Giám đốc đối ngoại Formosa phát ngôn khiến dư luận bất bình

VOV.VN - Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng chỉ có thể được lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

 Formosa nhập hóa chất cực độc xả đường ống
Formosa nhập hóa chất cực độc xả đường ống

VOV.VN - Các nhà khoa học đánh giá trong danh sách hóa chất Formosa nhập về có nhiều hóa chất cực độc.

 Formosa nhập hóa chất cực độc xả đường ống

Formosa nhập hóa chất cực độc xả đường ống

VOV.VN - Các nhà khoa học đánh giá trong danh sách hóa chất Formosa nhập về có nhiều hóa chất cực độc.

Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu xả thải gây hại cho môi trường
Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu xả thải gây hại cho môi trường

VOV.VN - Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu cơ quan chức năng phát hiện đường ống xả thải của Formosa có chất nguy hại khiến cá chết hàng loạt

Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu xả thải gây hại cho môi trường

Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu xả thải gây hại cho môi trường

VOV.VN - Formosa có thể bị xử lý hình sự nếu cơ quan chức năng phát hiện đường ống xả thải của Formosa có chất nguy hại khiến cá chết hàng loạt