Tình người trong lũ dữ ở Phú Yên

VOV.VN - Nước lũ ở huyện Tuy An đã rút, người dân đang giúp nhau khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống. 

Sáng nay (18/12), tại thôn Phú Mỹ 2, xã An Hiệp, huyện Tuy An nước lũ đã rút, người dân đang khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Chuyện về những con người dũng cảm đã cứu sống hàng chục em học sinh mầm non cũng như cả trăm người dân trong thôn vẫn tiếp tục được người dân kể lại với lòng biết ơn và sự cảm phục.

Cuộc sống của những người dân nghèo vùng lũ khó khăn chồng chất khó khăn.

Sáng nay, nước lũ tại xã An Hiệp đã rút nhưng dấu ấn những mưa lũ từ đầu tháng 11 dần lộ rõ, nhiều ngôi nhà, mảnh vườn phủ kín bùn đất, làng quê tiêu điều, xao xác. Ám ảnh nhất là trận lũ quét vào trưa ngày 13/12, lũ quét tràn qua thôn Phú Mỹ 2, trường mẫu giáo trong thôn bị ngập sâu hơn 1,8 m. Thời điểm lũ đi qua, tại trường Mầm non xã An Hiệp vẫn còn 15 cháu và 4 cô giáo. Nước dâng cao, ngập lớp học, các cô đã bình tĩnh kê bàn ghế đưa các cháu trú tạm trên tủ sách. Các cô dầm mình trong nước lũ để các cháu bám vào cửa sổ an toàn, rồi dùng điện thoại kêu cứu.

Cô giáo Lê Thị Kim Hằng nhớ lại, lúc đó, các cô chỉ nghĩ đơn giản làm sao bằng mọi cách để cứu được các cháu mầm non còn quá bé nhỏ.

“Nước lũ quét nó nhanh quá, ban đầu mấy cô dời học trò lên 3 cửa sổ đây mấy cô vịn rồi còn lại một số học trò ở dưới  đu lên người. Khi đu lên là nước ngập tới miệng rồi”, cô giáo Lê Thị Kim Hằng nhớ lại.

Thôn Mỹ Phú 2, huyện Tuy An  sau lũ xác xơ, bộn bề. Những con đường, vườn nhà ngập ngụa bùn đất. Những đôi chân trần lại bật máu trong mớ bùn non tìm kiếm vật dụng còn sót lại.

Khi trận lũ quét qua làng, các hộ dân không kịp di dời đồ đạc, gia súc và tài sản của gia đình. Nhiều người chỉ còn cách đứng lên tủ quần áo, tủ thờ, leo lên gác. Mặc cho nước tràn vào nhà, đồ đạc, tài sản đang bị cuốn trôi nhưng 7 thanh niên cùng ông Ngô Xuân Tùng đã quên mình đi cứu bà con xóm giềng. Họ nghĩ ngay đến việc phải cứu các cháu đang gặp nguy hiểm tại trường mầm non. Không có phương tiện cứu nạn những người nay đã nhanh trí dỡ nóc của cầu trượt để làm thuyền đưa các em ra ngoài. Sau đó, cũng chính chiếc nóc cầu trượt này đã cứu được cả trăm người dân trong thôn.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân bị mưa lũ làm hỏng

“Anh em cắt cọng dây cáp ở trường đây, buộc vào cái cây này mình cột vô cái trụ ở trường. Bay ra ngoài cầu trượt, lột nóc cầu trượt lên, mới cứu được nhiều, chứ nước lớn cỡ đó thì làm sao bơi ra đưa từng người ra được. Cái đó đi 1 lần được 5-6 người như cái thúng chai vậy. Đẩy em bé đi rồi đi cứu những người già. Đồ mất còn làm lại được chứ người mất sao mà lấy lại được”, anh Trần Hận, một trong số những người dũng cảm chia sẻ.

Nước lũ ập vào nhanh, nhiều người chỉ kịp thoát thân, giữa bốn bề nước lũ, nhiều người biết rằng con cháu nhỏ đang gặp nguy hiểm nhưng không có cách nào để giải cứu. Ông Trần Xuân Thanh có cháu nội là Trần Mai Phương được cứu trong dòng lũ dữ cảm kích: “May mắn cho mấy cháu nó, nước nó vô bất ngờ quá. Mưa rất to, mưa 2 tiếng đồng hồ là nước ập tới liền, bứt bờ ở bờ suối đây rồi vô nhà. Bò, nghé không còn gì hết. Có con cháu ở dưới trường mẫu giáo ở nhà cũng lo sợ, khóc kể ghê lắm. Biết vậy nhưng đâu có xuống được”.

Xã An Hiệp, huyện Tuy An là vùng trũng thấp của tỉnh Phú Yên. Từ đầu tháng 11 đến nay trải qua lần ngập lụt nhưng hậu quả nặng nề nhất là trận lũ quét ngày 13/12. 

Sau mưa lũ, rất cần sự quan tâm chia sẻ của cả cộng đồng giúp người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Ông Võ Chí Tình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã An Hiệp cho biết, người dân trong thôn biết ơn các cô giáo, những người dân đã dũng cảm cứu người trong trận lũ. Mưa lũ phức tạp, bất ngờ, khi lực lượng chức năng chưa có mặt, những người dân địa phương dũng cảm chính là những lực lượng tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu đồng bào mình.

“Trong tình huống như vậy, các bạn có tinh thần dũng cảm, dám hy sinh không ngại để vượt qua cơn lũ, tiếp cận với nhà trường để cứu những em học sinh và những người già. Khu vực này là khu vực ngập trũng thấp, rất cần những tấm gương như vậy, để kịp thời ứng phó, lực lượng tại chỗ đưa dân sơ tán kịp thời”, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã An Hiệp Ông Võ Chí Tình nói.

Câu chuyện về tình làng nghĩa xóm đùm bọc nhau trong cơn lũ dữ vẫn tiếp tục được người dân kể lại. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn được phát huy, giúp người dân vùng lũ ấm lòng, vượt qua thiên tai, hoạn nạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lũ miền Trung: Lũ rút chậm, tập trung cứu trợ vùng bị cô lập
Mưa lũ miền Trung: Lũ rút chậm, tập trung cứu trợ vùng bị cô lập

VOV.VN - Mưa ở một số tỉnh miền Trung đã giảm, lũ trên các sông xuống chậm. Người dân một số vùng đi sơ tán tránh lũ đã trở về nhà.

Mưa lũ miền Trung: Lũ rút chậm, tập trung cứu trợ vùng bị cô lập

Mưa lũ miền Trung: Lũ rút chậm, tập trung cứu trợ vùng bị cô lập

VOV.VN - Mưa ở một số tỉnh miền Trung đã giảm, lũ trên các sông xuống chậm. Người dân một số vùng đi sơ tán tránh lũ đã trở về nhà.

Hình ảnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ miền Trung
Hình ảnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ miền Trung

VOV.VN - Ngày 9/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ ở 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi.

Hình ảnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ miền Trung

Hình ảnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ miền Trung

VOV.VN - Ngày 9/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng lũ ở 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi.

Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân vùng lũ Miền Trung
Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân vùng lũ Miền Trung

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân và đề nghị các địa phương nhanh chóng tổng hợp số lượng.

Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân vùng lũ Miền Trung

Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân vùng lũ Miền Trung

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định Chính phủ sẽ cấp gạo cứu đói cho dân và đề nghị các địa phương nhanh chóng tổng hợp số lượng.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung
Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 1925/CĐ-TTg về việc ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung

Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó khẩn cấp mưa lũ miền Trung

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 1925/CĐ-TTg về việc ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung.

Mưa lũ miền Trung: 14 người chết, 5 người mất tích
Mưa lũ miền Trung: 14 người chết, 5 người mất tích

VOV.VN - Mưa lũ những ngày qua tại các tỉnh miền Trung đã làm 14 người chết, 5 người mất tích và 20 người bị thương. 

Mưa lũ miền Trung: 14 người chết, 5 người mất tích

Mưa lũ miền Trung: 14 người chết, 5 người mất tích

VOV.VN - Mưa lũ những ngày qua tại các tỉnh miền Trung đã làm 14 người chết, 5 người mất tích và 20 người bị thương. 

Mưa lũ miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích
Mưa lũ miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích

VOV.VN - Mưa lũ ở miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích, trong đó số người chết và mất tích nhiều nhất là tại tỉnh Bình Định.

Mưa lũ miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích

Mưa lũ miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích

VOV.VN - Mưa lũ ở miền Trung đã làm 9 người chết, 6 người mất tích, trong đó số người chết và mất tích nhiều nhất là tại tỉnh Bình Định.