Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm rất nặng nề

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, tình hình giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN vẫn gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân vẫn thấp so với yêu cầu.

Không hài lòng về tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước, tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 6, sáng 3/7, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình thu chi NSNN nhìn chung đạt được dự toán đề ra, tính đến hết tháng 6, tổng số thu NSNN ước thực hiện và đạt khoảng 563.000 tỷ đồng, bằng 46,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Tổng chi cân đối NSNN đạt 582.900 tỷ đồng, bằng khoảng 41,9% dự toán năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Tổng đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng ước đạt 674.000 tỷ đồng, bằng 32,8% GDP, tăng 10,5% cao hơn so với cùng kỳ các năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, tình hình giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN vẫn gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân vẫn thấp so với yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.
Ước giải ngân từ nguồn vốn NSNN đến hết tháng 6 mới chỉ đạt 29,6% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn so với cùng kỳ 32,2%. Hiện chỉ có 8/44 Bộ, ngành và 10/63 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao trên 30%. Còn 11/44 Bộ, ngành; 7/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân từ dưới 30%.

“Việc giải ngân của các Bộ, ngành địa phương đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc như một số Bộ, ngành mới triển khai kế hoạch cân đối ngân sách triển khai, tiến độ giải ngân đợt 1 và vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong giải ngân nguồn vốn được giao, nhất là trong các khâu hoàn thiện thủ tục về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư…”, Bộ trưởng đánh giá.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành cần duy trì những nỗ lực và cố gắng nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, nhiệm vụ tăng trưởng trong quý III phải đạt được 7,23% và tính chung 9 tháng đạt khoảng 6,29%.

Ngành nông nghiệp cần tích cực đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất, tăng cường các giải pháp về tái cơ cấu cây trồng đạt mức tăng trưởng cao có định hướng phát triển bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo cần có chiến lực bứt phá để có thể bù đắp sự sụt giảm trong lĩnh vực khai khoáng và có chiến lược dài hạn, lấy công nghiệp chế biến chế tạo thúc đẩy tăng trưởng.

Các Bộ, ngành tiếp tục bám sát quyết liệt hành động tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra để tạo chuyển biến rõ nét trong các tháng còn lại. Chủ động cụ thể hóa chủ đạo của Thủ tướng thành những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng của từng ngành.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung theo dõi sát với tình hình kinh tế thương mại trong nước và quốc tế kịp thời đề xuất giải pháp điều hành. Tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức mua trên thị trường, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công huy động nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài…

Cũng theo ông Dũng, cần theo dõi chặt chẽ tình hình nhập khẩu một số mặt hàng từ khu vực ASEAN để có giải pháp kiềm toát kịp thời. Đồng thời triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản...

Ngoài ra, ông Dũng cũng kiến nghị phải tiếp tục kiểm soát chặt việc buôn lậu. Trong sản xuất công nghiệp, cần theo dõi sát diễn biến tình hình giá dầu, triển khai phương án khai thác sản lượng dầu thô an toàn, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Đối với vốn FDI, bộ này đề nghị phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp FDI thực hiện giải ngân theo cam kết; tăng cường các hoạt động đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, cùng với đó cũng cần rà soát các dự án chậm triển khai, tập trung nâng cao chất lượng thu hút FDI để tránh tình trạng đầu tư mới tăng cao nhưng giải ngân chậm. Nghiên cứu, triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn trái phiếu cho các dự án giao thông giải ngân rất chậm
Vốn trái phiếu cho các dự án giao thông giải ngân rất chậm

VOV.VN - Dự kiến đến hết tháng 1/2017 ước giải ngân nguồn vốn trái phiếu cho các dự án giao thông được 16.532 tỷ đồng, đạt 76,8% kế hoạch.

Vốn trái phiếu cho các dự án giao thông giải ngân rất chậm

Vốn trái phiếu cho các dự án giao thông giải ngân rất chậm

VOV.VN - Dự kiến đến hết tháng 1/2017 ước giải ngân nguồn vốn trái phiếu cho các dự án giao thông được 16.532 tỷ đồng, đạt 76,8% kế hoạch.

Truy rõ trách nhiệm khiến giải ngân đầu tư công chậm tiến độ
Truy rõ trách nhiệm khiến giải ngân đầu tư công chậm tiến độ

VOV.VN -Bộ KHĐT vừa yêu cầu các cơ quan, địa phương truy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn năm 2016, tính đến 30/11/2016.

Truy rõ trách nhiệm khiến giải ngân đầu tư công chậm tiến độ

Truy rõ trách nhiệm khiến giải ngân đầu tư công chậm tiến độ

VOV.VN -Bộ KHĐT vừa yêu cầu các cơ quan, địa phương truy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn năm 2016, tính đến 30/11/2016.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm

VOV.VN - Tính đến ngày 17/4, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước là 14,3%, giải ngân vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia 4,3%.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm

VOV.VN - Tính đến ngày 17/4, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước là 14,3%, giải ngân vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia 4,3%.