Ảnh: Catalonia và Tây Ban Nha đứng trước nguy cơ nội chiến?

VOV.VN - Tình hình đối đầu giữa xứ Catalonia và chính quyền trung ương Tây Ban Nha đang rất căng, khiến một số người liên tưởng đến cuộc nội chiến trước đây.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đang cố giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn nhất của Tây Ban Nha kể từ cuộc đảo chính năm 1981. Ảnh: Urhokpota.
Lãnh đạo trung ương Tây Ban Nha mới đây đã sa thải ban lãnh đạo chính quyền Catalonia, giải tán nghị viện vùng (ảnh) và kêu gọi bầu cử vùng vào ngày 21/12 tới đây. Ảnh: YouTube.
Chính quyền Tây Ban Nha cho biết các cựu quan chức Catalonia có thể bị buộc tội tiếm quyền nếu không chịu tuân lệnh cách chức từ trung ương. Ảnh: Udgtv.
Thủ tướng Rajoy cho hay, việc Catalonia đơn phương tuyên bố độc lập không chỉ trái luật mà còn là hành vi tội phạm. Ảnh: Venezolano.
Các công tố viên Tây Ban Nha cho biết, vào ngày 30/10 tới các quan chức Catalonia hàng đầu có thể đối mặt với các cáo buộc phiến loạn. Ảnh: Sbs.
Chính quyền trung ương cũng đã cách chức cảnh sát trưởng Josep Lluis Trapero (trong ảnh) của vùng Catalonia. Ảnh: Libertad digital.
Bà Soraya Sáenz de Santamaría, Phó Thủ tướng Tây Ban Nha, đã được trao quyền quản lý trực tiếp vùng Catalonia vào hôm 28/10. Ảnh: EPA.
Các phần tử ly khai thì tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã tạo cơ sở cho việc độc lập. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/10, nghị viện Catalonia (ảnh) bỏ phiếu thông qua tuyên bố độc lập, còn quốc hội Tây Ban Nha phê chuẩn các giải pháp hiến pháp để ngăn chặn cuộc ly khai này. Ảnh: Politico europe.
Căng thẳng vừa qua ở Catalonia khiến không ít người già ở vùng này liên tưởng về "bóng ma nội chiến" từng dẫn tới chế độ độc tài của tướng Franco. Ảnh: Getty.
Chiếc tàu mà chính phủ Tây Ban Nha dùng làm nơi tá túc của lực lượng cảnh sát tăng cường tới Catalonia. Trong ảnh, tàu neo bên trong cảng Barcelona. Ảnh: Reuters.
Hiện tình hình nơi đây rất rối. Bản thân xứ Catalonia đang chia rẽ. Ảnh: Reuters.

Không những vậy, ngay lực lượng cảnh sát của vùng Catalonia cũng chia rẽ giữa xu hướng ly khai và ở lại Tây Ban Nha. Ảnh: Cataloniavotes.
Cuộc khủng hoảng này đang khiến khá nhiều công ty rời trụ sở khỏi Catalonia. Doanh thu du lịch cũng sụt giảm tới 15%. Ảnh: Culture trip.
Thị trưởng thành phố Barcelona (ở Catalonia) đã coi cả động thái của chính quyền trung ương và phong trào ly khai là tiến tới chỗ tàn sát lẫn nhau. Ảnh: Reuters.
Hiện nay lãnh đạo nhiều nước phương Tây như Anh, Đức, Pháp, Italy và Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho Madrid. Lãnh đạo Liên minh châu Âu (ảnh) cũng không công nhận nền “độc lập” của Catalonia. Ảnh: Vocal europe.
Người dân Catalonia tụ tập ăn mừng tại quảng trường Sant Jaume ở Barcelona sau khi nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập. Ảnh: Getty.
Trong khi đó những người dân này ở thủ đô Madrid lại biểu tình phản đối việc Catalonia ly khai. Ảnh: Getty./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên minh châu Âu không công nhận nền độc lập của Catalonia
Liên minh châu Âu không công nhận nền độc lập của Catalonia

VOV.VN - Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani cho rằng, không một quốc gia nào trong Liên minh châu Âu công nhận Catalonia là một nước độc lập. 

Liên minh châu Âu không công nhận nền độc lập của Catalonia

Liên minh châu Âu không công nhận nền độc lập của Catalonia

VOV.VN - Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani cho rằng, không một quốc gia nào trong Liên minh châu Âu công nhận Catalonia là một nước độc lập. 

Lãnh đạo bị phế truất của Catalonia thách thức chính quyền Tây Ban Nha
Lãnh đạo bị phế truất của Catalonia thách thức chính quyền Tây Ban Nha

VOV.VN - Tây Ban Nha phế truất các lãnh đạo xứ Catalonia để ngăn ngừa vùng này độc lập. Tuy nhiên, ông Puigdemont vẫn thách thức chính quyền trung ương.

Lãnh đạo bị phế truất của Catalonia thách thức chính quyền Tây Ban Nha

Lãnh đạo bị phế truất của Catalonia thách thức chính quyền Tây Ban Nha

VOV.VN - Tây Ban Nha phế truất các lãnh đạo xứ Catalonia để ngăn ngừa vùng này độc lập. Tuy nhiên, ông Puigdemont vẫn thách thức chính quyền trung ương.