Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc qua 90 ngày hành động

Trong 3 tháng qua, Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hành động theo đúng những định hướng lớn đã cam kết.

Trong 3 tháng qua, Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hành động theo đúng những định hướng lớn đã cam kết: Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính.

“Nói về phát triển kinh tế thì doanh nghiệp là tiên phong. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam" Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Quảng bá du lịch tỉnh Quảng Trị ngày 17/4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cách đây đúng 3 tháng, ngày 7/4, sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã long trọng tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.

Kể từ đó, điều hành Chính phủ được kiện toàn với 3 tân Phó Thủ tướng và 18 tân Bộ trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tục yêu cầu phải đổi mới cách nghĩ, cách làm trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, lấy lợi ích của nhân dân, của đất nước là mục tiêu cao nhất trong mọi chính sách, mọi việc làm.

Những thông điệp ấy đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại nhiều sự kiện và mới đây nhất là tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với tất cả các bộ, ngành và toàn bộ 63 địa phương trên cả nước.

Đó là xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng, chống lãng phí. Chính phủ tập trung nhiều hơn vào xây dựng thể chế quản lý điều hành bằng cơ chế chính sách, công cụ kinh tế, hạn chế tối đa can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh tế. Tăng cường minh bạch, trách nhiệm thực thi, hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin-cho trong tất cả các lĩnh vực, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong hành động và chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm cá nhân…

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tất cả các thành viên Chính phủ phải tăng cường xuống cơ sở, trực tiếp nắm bắt tình hình, kịp thời có những chỉ đạo sát thực tiễn, đúng tinh thần Chính phủ hành động.

"Chính phủ luôn bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội nhập, tạo nên niềm tự hào “Made in Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về mặt kinh tế, định hướng rất quan trọng là những gì thị trường làm tốt hơn thì để thị trường làm, thay vì Nhà nước làm, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của tăng trưởng, khu vực doanh nghiệp Nhà nước ngày càng nhỏ đi và hiệu quả hơn. Tăng trưởng xét đến cùng là công việc của người dân và doanh nghiệp, nhiệm vụ của Chính phủ và địa phương là tạo tiền đề để người dân, doanh nghiệp tạo ra tăng trưởng.

Trong 90 ngày qua, Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ đã đứng trước hàng loạt vấn đề rất lớn cần giải quyết. Tình trạng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến vô cùng phức tạp. Tình hình kinh tế-xã hội liên tục xuất hiện những vụ việc nổi cộm được dư luận đặc biệt quan tâm như sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, vụ quán cà phê Xin Chào…

Thủ tướng phát biểu tại cuộc đối thoại với công nhân của 8 địa phương thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành mong muốn lắng nghe ý kiến của công nhân để từ tiếng nói đó sẽ hoàn thiện các chính sách giúp công nhân có cuộc sống tốt hơn”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhưng vấn đề lớn nhất và có lẽ cũng hóc búa nhất là những khó khăn của nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, đặc biệt khu vực nông nghiệp lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng âm, trong khi lạm phát tiềm ẩn nhiều nguy cơ có khả năng tăng cao trở lại.

Bên cạnh những lý do mới nảy sinh thì nguyên nhân rất quan trọng là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển, mô hình tăng trưởng bộc lộ nhiều bất cập. Cải cách thể chế trở thành yêu cầu cấp bách, là đòi hỏi của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nói nôm na như phát biểu của Thủ tướng, đây là “nợ” thể chế mà Chính phủ phải trả nhân dân.

Trong bối cảnh như vậy, khi đất nước đang đứng trước thời cơ phát triển mới nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức, trước đòi hỏi và kỳ vọng của nhân dân, điều quan trọng hàng đầu là làm sao “bắt mạch” đúng tình hình để vạch ra lộ trình phát triển đất nước theo định hướng hiện đại và bền vững. Và khi đã có giải pháp, có lộ trình rồi thì thực thi ra sao, khi kinh nghiệm thực tiễn cho thấy thực thi chính là khâu xung yếu nhất nhưng lại cũng là khâu yếu kém nhất trong hệ thống vận hành thể chế ở nước ta?

Không chỉ là những phát ngôn, toàn bộ hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng đều nhất quán theo những định hướng lớn đã được cam kết. Công luận đánh giá cao những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thể hiện bản lĩnh và tinh thần đổi mới của Chính phủ, của Thủ tướng qua từng vụ việc.

Vụ quán cà phê Xin Chào đã cho thấy rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một môi trường an toàn hơn và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã được xử lý khách quan, có cơ sở khoa học, cuối cùng đã tìm ra, kết luận được nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm, bảo đảm đầy đủ căn cứ khoa học và pháp lý, nhận được sự ủng hộ và đồng tình của dư luận.

Cùng với đó là những chỉ đạo kịp thời, hợp lòng dân trong chủ trương kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng…

Thủ tướng đề nghị các ngành, địa phương không để sự cố môi trường tương tự xảy ra. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương phải bảo đảm đời sống của người dân, không để người dân đói, rơi vào tình cảnh quá khó khăn, bảo đảm cho ngư dân ra khơi đánh bắt bình thường. (Tại Buổi làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, Hà Tĩnh 5/2016). Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bản lĩnh và tinh thần ấy còn thể hiện rõ hơn nữa trong quá trình Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo những vấn đề vừa cấp bách vừa đòi hỏi tầm nhìn, tư duy dài hạn như cải cách thể chế. Tại phiên họp thường kỳ tháng 5, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lần đầu tiên Chính phủ thảo luận về công tác xây dựng thể chế trước khi thảo luận các vấn đề kinh tế-xã hội.

Thủ tướng đã liên tiếp ký ban hành Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 với kỳ vọng tạo đột phá mạnh mẽ trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo động lực mới cho phát triển. Và dù gặp phải nhiều trở ngại với không ít ý kiến bàn lùi, cuối cùng Chính phủ đã ban hành đúng thời hạn 50 nghị định về điều kiện kinh doanh, qua đó loại bỏ nhiều điều kiện kinh doanh, giấy phép con bất hợp lý, tạo bước đột phá chưa từng có từ trước đến nay trong xây dựng và hoàn thiện thể chế của Chính phủ…

“Chúng ta quyết không phụ lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Chính phủ mới đây. Thực tiễn đang đòi hỏi Chính phủ, đòi hỏi những người “đứng mũi chịu sào” phải có quyết tâm và bản lĩnh rất cao.

90 ngày không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đã đủ để thấy bản lĩnh của Chính phủ trong việc “bắt mạch” được tình hình, chỉ ra được những nút thắt cần tháo gỡ, xác định được những giải pháp và đã nói đi đôi với làm, hành động theo đúng những gì đã cam kết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiện toàn nhân sự Quốc hội, Chính phủ
Kiện toàn nhân sự Quốc hội, Chính phủ

VOV.VN - Với việc phê chuẩn danh sách một số thành viên Hội đồng Quốc phòng-an ninh và Hội đồng Bầu cử quốc gia, Quốc hội đã hoàn thành việc kiện toàn nhân sự

Kiện toàn nhân sự Quốc hội, Chính phủ

Kiện toàn nhân sự Quốc hội, Chính phủ

VOV.VN - Với việc phê chuẩn danh sách một số thành viên Hội đồng Quốc phòng-an ninh và Hội đồng Bầu cử quốc gia, Quốc hội đã hoàn thành việc kiện toàn nhân sự

“Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản“
“Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản“

VOV.VN - PTT Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản và thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi.

“Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản“

“Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản“

VOV.VN - PTT Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với các nhà đầu tư Nhật Bản và thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi.

Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ mới
Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ mới

Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ với các thành viên mới đã được khẳng định ngay từ phiên họp đầu tiên.

Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ mới

Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ mới

Tầm nhìn chính sách và tinh thần hành động của Chính phủ với các thành viên mới đã được khẳng định ngay từ phiên họp đầu tiên.

Nhiều thách thức đang chờ Chính phủ khóa mới
Nhiều thách thức đang chờ Chính phủ khóa mới

VOV.VN - Nhiều thách thức mà Chính phủ khóa mới phải giải quyết: bảo vệ chủ quyền biển đảo, vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài...

Nhiều thách thức đang chờ Chính phủ khóa mới

Nhiều thách thức đang chờ Chính phủ khóa mới

VOV.VN - Nhiều thách thức mà Chính phủ khóa mới phải giải quyết: bảo vệ chủ quyền biển đảo, vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài...

Chính phủ mới họp phiên đầu tiên sau khi được kiện toàn
Chính phủ mới họp phiên đầu tiên sau khi được kiện toàn

VOV.VN - Chiều 12/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn 

Chính phủ mới họp phiên đầu tiên sau khi được kiện toàn

Chính phủ mới họp phiên đầu tiên sau khi được kiện toàn

VOV.VN - Chiều 12/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn 

Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng và 3 Phó Thủ tướng Chính phủ
Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng và 3 Phó Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giới thiệu chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; 3 Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng.

Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng và 3 Phó Thủ tướng Chính phủ

Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng và 3 Phó Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giới thiệu chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; 3 Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng.

Thủ tướng họp với các thành viên Chính phủ giải quyết kiến nghị của DN
Thủ tướng họp với các thành viên Chính phủ giải quyết kiến nghị của DN

VOV.VN - 16 thành viên Chính phủ đã có ý kiến, nêu ra các giải pháp cụ thể đối với các kiến nghị của doanh nghiệp.

Thủ tướng họp với các thành viên Chính phủ giải quyết kiến nghị của DN

Thủ tướng họp với các thành viên Chính phủ giải quyết kiến nghị của DN

VOV.VN - 16 thành viên Chính phủ đã có ý kiến, nêu ra các giải pháp cụ thể đối với các kiến nghị của doanh nghiệp.