Nhượng Đại Tín cho Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm đút túi 500 tỷ?

VOV.VN - Phát hiện dư nợ xấu của NH Đại Tín khó có khả năng chi trả, Hà Văn Thắm nhượng lại cho Phạm Công Danh để nhận hàng trăm tỷ đồng.

Theo bản kết luận điều tra ngày 20/6/2016 của cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an, thông qua giới thiệu của bị can Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Ngân hàng Oceanbank, Hà Văn Thắm quen biết với bị cáo Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Tập đoàn Thiên Thanh.

Thời điểm đó, Phạm Công Danh đang loay hoay với ý định thành lập một ngân hàng phục vụ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, việc thành lập mới ngân hàng không được sự chấp thuận của NHNN.

Thông qua Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn thực hiện cuộc giao dịch chuyển nhượng NH Đại Tín.

Cung – cầu gặp nhau, Thắm và Phạm Công Danh thỏa thuận vấn đề chuyển nhượng ngân hàng.

Theo tìm hiểu của Phạm Công Danh, được biết NH Đại Tín được xếp loại ngân hàng yếu kém.

Tuy nhiên, “động lực” để cựu Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh quyết tâm thâu tóm ngân hàng này, do NH Đại Tín đang sở hữu một số bất động sản lớn, trong đó có hai “khu đất vàng” ở huyện Nhà Bè và quận 2.

Bị cáo Danh khai tại tòa, ông ta đã thẩm định giá thì hai khu đất này vào khoảng 7.000 tỷ đồng.

Bởi vậy, Phạm Công Danh đi đến thỏa thuận với Hà Văn Thắm sẽ thay cựu Chủ tịch HĐQT NH Oceanbank để tái cơ cấu Đại Tín.

Giá trị chuyển nhượng, ban đầu là 1.000 tỷ đồng, sau đó là 800 tỷ đồng. Giá cuối chốt 500 tỷ đồng.

“Hà Văn Thắm gọi đây là phí chăm sóc khách hàng”, Phạm Công Danh khai tại tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại VNCB.

Số tiền 500 tỷ được Phạm Công Danh cho biết, ông ta trả sằng phẳng cho Hà Văn Thắm. Tuy nhiên, tiền từ đâu, ông ta khai không nhớ.

Sau đó, qua giới thiệu của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã đến gặp người đại diện của Nhóm Phú Mỹ - bà Hứa Thị Phấn.

Bà Phấn tại phiên tòa sơ thẩm đại án kinh tế VNCB, là cựu Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh từng khoe, ông ta có rất nhiều tiền.

Việc chuyển nhượng hoàn tất vào ngày 9/10/2012, Nhóm Phú Mỹ chuyển nhượng lại hơn 252 triệu cổ phần NH Đại Tín cho Danh với tổng giá trị là 4.500 tỷ đồng.

Ngân hàng Đại Tín sau này là VNCB sụp đổ dưới tay Phạm Công Danh

Tuy nhiên, theo lời khai của bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, bà ta không được nhận số tiền này.

4.500 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản của VNCB. Bởi nếu không có tiền tất toán các khoản vay của bà Phấn trước đó tại NH Đại Tín, Phạm Công Danh sẽ không cân đối được thanh khoản cho các khoản vay có dư nợ lớn, dư nợ xấu tại NH Đại Tín, dẫn đến việc NHNN sẽ tiếp tục tái cơ cấu và sát nhập NH Đại Tín vào ngân hàng khác.

Việc chuyển nhượng NH Đại Tín giữa Phấn – Thắm – Danh sẽ không thực hiện được và mọi thỏa thuận sẽ không thành công.

Giữa tháng 11/2012, Thắm và Danh và Phấn bàn bạc thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ Oceanbank và thế chấp bằng tài sản của bà Hứa Thị Phấn.

Số tiền này Danh sẽ chuyển lại để tất toán cho 5 hợp đồng vay của nhóm bà Phấn tại NH Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh sẽ trả tiền mua cổ phần NH Đại Tín của nhóm bà Phấn.

Kể từ khi nhóm cổ đông mới là nhóm Phạm Công Danh quản trị, điều hành VNCB, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này không hiệu quả.

Đến cuối năm 2013, theo báo cáo tài chính VNCB, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế hơn 11.300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.200 tỷ đồng.

Tại thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm vào 26/7/2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.400 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là hơn 38.200 tỷ đồng, tổng tài sản là hơn 16.700 tỷ đồng.

Sự lụn bại của NH Đại Tín sau này là VNCB kéo theo việc Phạm Công Danh đứng trước vành móng ngựa với các tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho hay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. NH VNCB sau đó cũng được NHNN mua lại với giá trị 0 đồng.

Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm, HĐXX cũng đã đưa kiến nghị điều tra xem xét điều tra làm rõ vai trò của Hà Văn Thắm trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín dẫn đến hậu quả vụ đại án kinh tế xảy ra tại VNCB để xử lý đúng quy định pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ đoạn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín của Hà Văn Thắm
Thủ đoạn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín của Hà Văn Thắm

VOV.VN -Hà Văn Thắm gây sức ép với bà Hứa Thị Phấn bằng việc đưa ra sai phạm trong quá trình quản trị, điều hành để được nhượng lại NH Đại Tín.

Thủ đoạn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín của Hà Văn Thắm

Thủ đoạn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín của Hà Văn Thắm

VOV.VN -Hà Văn Thắm gây sức ép với bà Hứa Thị Phấn bằng việc đưa ra sai phạm trong quá trình quản trị, điều hành để được nhượng lại NH Đại Tín.

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?
Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

VOV.VN - Để thu hút nguồn vốn gửi vào Ngân hàng Oceanbank, bị can Hà Văn Thắm đã ra chủ trương “đi đêm” lãi suất với khách hàng, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

Vụ án Hà Văn Thắm: Ai nhận nghìn tỷ ngoài hợp đồng của Oceanbank?

VOV.VN - Để thu hút nguồn vốn gửi vào Ngân hàng Oceanbank, bị can Hà Văn Thắm đã ra chủ trương “đi đêm” lãi suất với khách hàng, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng
Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

VOV.VN -Để thu hút nguồn vốn khách hàng gửi vào Oceanbank, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đã "đi đêm" lãi suất, gây thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng.

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

Tin nóng trong ngày: Hà Văn Thắm “đi đêm” lãi suất với khách hàng

VOV.VN -Để thu hút nguồn vốn khách hàng gửi vào Oceanbank, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đã "đi đêm" lãi suất, gây thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng.

Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank
Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank

VOV.VN -Để có tiền trả nợ và phục vụ cho mục đích cá nhân, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng.  

Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank

Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank

VOV.VN -Để có tiền trả nợ và phục vụ cho mục đích cá nhân, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng.  

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?
Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

VOV.VN -Để huy động vốn cho Ngân hàng Oceanbank, giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã đi đến một thỏa thuận, được gọi là “chi phí” dịch vụ khách hàng.

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

Hà Văn Thắm đã cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn như thế nào?

VOV.VN -Để huy động vốn cho Ngân hàng Oceanbank, giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã đi đến một thỏa thuận, được gọi là “chi phí” dịch vụ khách hàng.