Người Triều Tiên bí mật tỏa đi khắp nơi học khoa học?

Làm thế nào Bình Nhưỡng có thể tiếp tục phát triển chương trình vũ khí bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm cô lập nước này?

Những vụ thử hạt nhân, tên lửa gần đây của Triều Tiên khiến người ta nghĩ đến một câu hỏi khó: Làm thế nào Bình Nhưỡng có thể tiếp tục phát triển chương trình vũ khí bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm cô lập nước này? Câu trả lời có thể nằm ở những người Triều Tiên ra nước ngoài học.

Hàng trăm nhà khoa học Triều Tiên đã ra nước ngoài học trong những năm gần đây, báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin dựa trên đánh giá các số liệu chính thức, tài liệu học thuật và dữ liệu của nhiều trường đại học. Trong thời gian đầu của chương trình hạt nhân, Triều Tiên được cho là chủ yếu dựa vào công nghệ và các chuyên gia từ Liên Xô, sau đó là Iran và Pakistan. Giờ đây, Bình Nhưỡng được cho là đã có đội ngũ nhà khoa học của riêng họ, khiến nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên càng khó khăn hơn.

Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân trong dịp kỷ niệm ngành vũ trụ Trung Quốc vào tháng 4/2016. Ảnh: ZUMA Press.

Du học

“Chúng ta nên đặc biệt quan tâm đến các nhà nghiên cứu Triều Tiên học tập ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc”, ông Katsuhisa Furukawa, thành viên ban chuyên gia của Liên Hợp Quốc - LHQ (giai đoạn 2011-2016 với nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng), nói.

Trong số các nhà khoa học đó có ông Kim Kyong Sol, người vẫn thuộc hàng ngũ cấp cao của Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân hơn 1 năm sau khi LHQ đưa ra biện pháp trừng phạt. Tại viện này, ông Kim khi đó đang học tiến sĩ ngành cơ điện tử, gồm hỗn hợp chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử và lập trình, các nhân viên tại viện cho biết. Vào tháng 3 năm nay, ông Kim xuất bản tại Trung Quốc một bài viết chung với một kỹ sư cấp cao trong chương trình vũ trụ do quân đội Trung Quốc quản lý. Sau khi đánh giá bài viết của ông Kim theo đề nghị của Wall Street Journal, ông Furukawa kết luận rằng, bài viết này thuộc danh mục cấm của LHQ.

Ông Furukawa (hiện là một nhà phân tích độc lập) nói rằng, nhiều người Triều Tiên “chắc chắn đã đóng góp cho việc nâng cao trình độ khoa học và thông tin liên quan đến chương trình vũ khí của Triều Tiên”. Trình độ công nghệ của Triều Tiên không chỉ dừng lại ở khoa học hạt nhân.

Bất kỳ nghiên cứu hay mối liên hệ nào ở nước ngoài có thể giúp Triều Tiên phóng các vật thể lên vũ trụ cũng trở thành mối lo ngại với Mỹ khi Washington đang cố ngăn Bình Nhưỡng hoàn thiện vũ khí có thể tấn công Mỹ hoặc các đồng minh. Triều Tiên đã phóng các vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo, và những vệ tinh này có thể được sử dụng vào mục đích thám sát hay tấn công mục tiêu. Họ cũng đã thử phóng tên lửa từ tàu ngầm và tuyên bố có thể thực hiện tấn công xung điện tử, nghĩa là làm tê liệt các lưới điện bằng cách kích nổ một thiết bị hạt nhân trên vệ tinh.

Công nghệ giảm âm từ mà ông Kim nghiên cứu có thể dùng để ổn định tàu vũ trụ và giảm chấn động trong các hệ thống phóng tên lửa, bao gồm cả hệ thống trong tàu ngầm, cũng như giảm rung trong ô tô, tòa nhà và trực thăng, các chuyên gia Mỹ trong lĩnh vực này cho biết. Ông Kim đã về nước vào tháng 6 năm nay trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ vì biện pháp cấm vận của LHQ, nhân viên Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho biết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh “thực hiện nghiêm ngặt” mọi nghị quyết trừng phạt của LHQ. Nhưng bộ này không trả lời câu hỏi về ông Kim hay Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân.

Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân là một trong những trường kỹ thuật hàng đầu của Trung Quốc và là nơi thực hiện nhiều nghiên cứu bí mật liên quan đến vũ trụ và quốc phòng cũng như các nghiên cứu dân sự. Trường này có thỏa thuận hợp tác với Đại học Kim Nhật Thành và Kim Chaek. Năm 2013, một nhóm gồm 12 nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ được cử sang Viện Công nghệ Cáp Nhĩ tân nghiên cứu, theo thông tin trên trang web của trường.

Tranh thủ thời cơ

Lo lắng của giới chức Mỹ là Bình Nhưỡng có thể tranh thủ lúc các biện pháp cấm vận về giáo dục của LHQ chưa quá khắt khe vào thời gian trước năm 2006 để cử các nhà khoa học của họ ra nước ngoài học nhằm mang về nước những kiến thức chuyên môn lưỡng dụng, vừa có thể dùng vào mục đích dân sự vừa có thể ứng dụng vào quân sự. Một số quan chức Mỹ sợ rằng, khi các biện pháp trừng phạt được thực thi nghiêm ngặt thì Bình Nhưỡng cũng đã có đủ kiến thức khoa học để đạt được mục tiêu hạt nhân của họ. Có bằng chứng Triều Tiên tự sản xuất các động cơ tên lửa, trái ngược một báo cáo gần đây cho rằng họ mua động cơ từ Ukraine hoặc Nga.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gần đây khoe rằng bom nhiệt hạch (bom H) là do nước này tự làm: “Mọi linh kiện của bom H đều được sản xuất trong nước và mọi quy trình từ sản xuất vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí đến chế tạo chính xác các bộ phận và lắp ráp đều do Triều Tiên tự thực hiện”, hãng thông tấn Triều Tiên KNCA dẫn lời ông Kim.

Sau vụ thử bom hạt nhân lần thứ hai của Triều Tiên năm 2009, LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt mới, trong đó yêu cầu các nước “ngăn chặn hoạt động đào tạo hay giảng dạy chuyên ngành” có thể giúp Bình Nhưỡng phát triển tên lửa và hạt nhân. Năm 2016, LHQ áp lệnh cấm đào tạo các ngành học cụ thể để đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên vào tháng 1 năm ngoái và mở rộng danh sách cấm để bao gồm cả các lĩnh vực kỹ thuật cao và khoa học vật liệu từ tháng 9/2016.

Trong báo cáo vào tháng 2 năm nay, các chuyên gia LHQ cho biết, họ phát hiện nhiều người Triều Tiên học vật lý ở Ý và bốn người học ngành khoa học vật liệu, kỹ thuật và truyền thông điện tử tại Romania vào năm ngoái, sau khi lệnh cấm được đưa ra.

Theo báo cáo, các ngành học đã được thay đổi đôi chút để biến thành các ngành được phép. Năm 2016, các chuyên gia LHQ nói rằng, hai người Triều Tiên đang học tại một trung tâm công nghệ vũ trụ của Ấn Độ trước khi có lệnh cấm. Trước đó, 32 người khác cũng học tại trung tâm này từ năm 1996, trong đó có một người đang giữ vị trí lãnh đạo một trung tâm kiểm soát vệ tinh của Bình Nhưỡng. Trung tâm của Ấn Độ tuyên bố, họ đã không còn tiếp nhận người Triều Tiên nữa.

Những năm gần đây, Trung Quốc tiếp nhận nhiều nhà khoa học Triều Tiên du học, Wall Street Journal tuyên bố. Theo báo Mỹ, họ phát hiện điều này khi nghiên cứu số liệu, dữ liệu chính thức của các trường đại học ở những nước mà người Triều Tiên thường học. Tại Trung Quốc, có 1.086 người Triều Tiên học sau đại học năm 2015. Đây là số liệu cập nhật nhất được Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố. Nhưng báo cáo của bộ này không nói những người Triều Tiên đã học ở trường nào hay ngành nào.

Chính sách phát triển song song kinh tế và quân sự của ông Kim Jong-un đã giúp Bình Nhưỡng phát triển nhiều chuyên môn kỹ thuật, trong đó có các chuyên gia kỹ thuật luyện kim để tạo ra loại hợp kim cứng và nhẹ cho tên lửa, các nhà toán học giúp điều khiển tên lửa và các kỹ sư vệ tinh để cải thiện khả năng thám sát, tấn công mục tiêu, các chuyên gia phương Tây nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?
Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

Giải pháp nào cho Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Mỹ đang cân nhắc cắt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào giao thương với Triều Tiên.

Tổng thống Trump: Mỹ sẵn sàng tấn công hạt nhân Triều Tiên
Tổng thống Trump: Mỹ sẵn sàng tấn công hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump khẳng định, Mỹ sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí truyền thống và hạt nhân để tấn công Triều Tiên nếu thấy cần thiết.

Tổng thống Trump: Mỹ sẵn sàng tấn công hạt nhân Triều Tiên

Tổng thống Trump: Mỹ sẵn sàng tấn công hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump khẳng định, Mỹ sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí truyền thống và hạt nhân để tấn công Triều Tiên nếu thấy cần thiết.

Thái độ “khó hiểu” của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Thái độ “khó hiểu” của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Một mặt, Trung Quốc khẳng định muốn làm “láng giềng tốt” của Triều Tiên, mặt khác, Trung Quốc cảnh báo vấn đề hạt nhân Triều Tiên là “mối đe dọa lớn”.

Thái độ “khó hiểu” của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên

Thái độ “khó hiểu” của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Một mặt, Trung Quốc khẳng định muốn làm “láng giềng tốt” của Triều Tiên, mặt khác, Trung Quốc cảnh báo vấn đề hạt nhân Triều Tiên là “mối đe dọa lớn”.

Năng lực thực sự của tên lửa hạt nhân Triều Tiên đến đâu?
Năng lực thực sự của tên lửa hạt nhân Triều Tiên đến đâu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tên lửa có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên có thể chạm đến đất Mỹ, dù vậy, thông tin này vẫn gây nhiều tranh cãi.

Năng lực thực sự của tên lửa hạt nhân Triều Tiên đến đâu?

Năng lực thực sự của tên lửa hạt nhân Triều Tiên đến đâu?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tên lửa có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên có thể chạm đến đất Mỹ, dù vậy, thông tin này vẫn gây nhiều tranh cãi.