GS.Nguyễn Minh Thuyết hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - GS.Nguyễn Minh Thuyết: Làm giáo dục hay làm bất cứ cái gì cũng vậy, rất cần có chủ kiến và bản lĩnh. 

GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định như vậy khi trao đổi với Báo TNVN về đổi mới CT-SGK.

PV: Là người nhiều năm tham gia biên soạn sách giáo khoa, ông đánh giá thế nào về CT - SGK hiện hành?

GS.Nguyễn Minh Thuyết: CT giáo dục phổ thông hiện hành không phải được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận nội dung như mọi người vẫn nghĩ, mà xác định yêu cầu phát triển năng lực của người học.

Thế nhưng SGK hiện hành thì không phải nội dung nào, cuốn sách nào cũng đạt được yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh (HS), vì điều đó phụ thuộc nhận thức, khả năng của người viết. Mặt khác, trong việc triển khai CT-SGK, không phải giáo viên (GV) nào cũng hiểu đúng và thực hiện được quan điểm phát triển năng lực. Ví dụ, riêng môn Tiếng Việt ở tiểu học, Bộ GD&ĐT đã cấm GV áp đặt văn mẫu cho học sinh.

Nhưng thực tế, nhiều phụ huynh cũng như bạn bè tôi có con cháu đi học đều phản ánh nhiều GV lớp 2, lớp 3 vẫn yêu cầu tả bà, tả ông trong khi chúng tôi chỉ yêu cầu nói về bà, nói về ông bằng 5 - 7 câu đúng, còn nói thế nào là tùy cảm nhận của mỗi HS. Đối với HS lớp 4, yêu cầu trọng tâm là viết đoạn văn, lớp 5 mới viết bài văn. Nhưng thực tế, nhiều GV luôn yêu cầu học sinh phải vượt yêu cầu của SGK.
GS.Nguyễn Minh Thuyết,

PV: Vậy theo ông, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai CT - SGK hiện hành là gì?

GS.Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, một khó khăn cũng rất lớn của CT-SGK hiện hành là nó được triển khai trong điều kiện rất hạn chế nên không phát huy được ưu điểm. Lớp học ở đô thị thường quá đông, GV khó có thể tổ chức cho học sinh hoạt động như yêu cầu của phương pháp dạy học mới. Ở nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa thì nhiều nơi cơ sở vật chất trường lớp quá nghèo nàn, không đủ điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng giáo dục. Khó khăn này sẽ còn tồn tại trong nhiều năm nữa. CT mới cũng sẽ phải chịu thử thách này. Có thể 10 năm nữa nhìn lại, ta lại thấy không bằng lòng với CT-SGK mới đang xây dựng. Chính vì vậy, người dân cũng như ngành giáo dục đừng hy vọng chỉ cần đưa ra hai chữ “năng lực” là sẽ thay đổi được tất cả. Một khó khăn không nhỏ nữa trong việc triển khai CT-SGK là dư luận.

Dư luận thể hiện sự giám sát của xã hội mà những người làm giáo dục phải lắng nghe và tiếp thu. Nhưng đánh giá giáo dục, đánh giá CT-SGK đòi hỏi phải có chuyên môn, nhất là chuyên môn về sư phạm. Làm giáo dục hay làm bất cứ cái gì cũng vậy, rất cần có chủ kiến và bản lĩnh. Nghe dư luận là cần, nhưng hễ ai nói gì cũng nghe thì thành “đẽo cày giữa đường”, không đạt được mục tiêu nào cả.

PV: Vậy theo ông, CT hiện hành có thực sự “nặng” đối với học sinh?

GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đúng là CT có nặng, nhưng nếu GV có phương pháp dạy học thích hợp thì nó sẽ nhẹ đi. Ngược lại, dù CT có giảm tải mà cách dạy không đổi mới thì có khi nó còn nặng hơn. Đổi mới CT-SGK có thể sẽ không giống như xây một ngôi nhà mới, phải đập nhà đi, làm lại từ đầu. Thay SGK có thể từ từ, từng phần, cái gì không đúng, cái gì lạc hậu, cái gì nặng nề mà kém hiệu quả cần thay trước. Ví dụ, trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, SGK Tiếng Việt lớp 1 phải thay;  SGK lớp 4, lớp 5 nên được điều chỉnh; sách lớp 2, lớp 3 tiếp tục

sử dụng cho đến khi có những quyển sách hay hơn.

PV: Là người biên soạn SGK Tiếng Việt của một số lớp tiểu học và THCS hiện hành, trong lần đổi mới CT-SGK sắp tới, theo ông, cụ thể SGK môn Tiếng Việt nên thay đổi như thế nào?  

GS.Nguyễn Minh Thuyết: Trong SGK Tiếng Việt tiểu học hiện nay, yếu nhất là lớp 1, cần sớm thay thế. GV nhận xét là có nhiều bài nặng hoặc khó triển khai. Riêng tôi thấy, chỗ yếu nhất của nó là không hiệu quả. Ví dụ, gần hết học kỳ I mà bài đọc, bài viết của HS vẫn chỉ có vài dòng thì HS làm sao nhớ chữ, đọc nhanh, viết nhanh được? Học ngôn ngữ cần phải luyện tập nhiều mới tiến bộ.  Còn SGK lớp 4, lớp 5 có phần vẫn còn nặng, cần điều chỉnh mạnh dạn hơn nữa. Sách Ngữ văn THCS cũng nặng và chưa đạt yêu cầu tích hợp cao.

PV: Có ý kiến băn khoăn, khi ngành giáo dục còn đang lúng túng tìm chủ biên, tổng chủ biên thì liệu SGK mới có kịp triển khai trong năm 2018?

GS.Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, ngành giáo dục không thiếu người nhưng vấn đề là tìm có trúng hay không.

Thứ hai, giả sử tìm được đúng người rồi nhưng những người đó có thực thi được đầy đủ nhiệm vụ hay chỉ đóng vai tổng chủ biên hình thức thì điều đó phụ thuộc vào chỗ họ có đủ thời gian thực thi nhiệm vụ hay không.

Theo lộ trình mà Chính phủ đã phê duyệt, năm 2018 sẽ bắt đầu triển khai SGK mới; quá trình thay sách diễn ra theo kiểu “cuốn chiếu”, mỗi năm một lớp ở một cấp học.  Nhưng bây giờ là giữa năm 2015 vẫn chưa có CT tổng thể; còn CT từng môn học chưa đả động gì. Tôi nghĩ nhanh nhất cũng phải hết năm 2016 mới ra được CT, năm 2017 mới xong bản thảo những cuốn SGK đầu tiên, năm 2018 triển khai đại trà. Không hiểu tổng chủ biên môn học, tổng chủ biên cấp học và tổng chủ biên toàn bộ hệ thống SGK sẽ nghiên cứu, đề xuất ý tưởng, chỉ đạo viết, đọc, duyệt, sửa chữa bản thảo vào lúc nào.

Về tiêu chí người viết sách cần phải có kiến thức sâu rộng, không chỉ là kiến thức về ngành khoa học của mình mà còn là kiến thức sư phạm và kiến thức về xã hội, tự nhiên. Đặc biệt, phải có kỹ năng viết sách, bởi viết SGK không đơn giản như viết sách tham khảo. Từng từ, từng câu đều cần được cân nhắc rất cẩn thận.

PV: Xin cảm ơn ông!./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chấn hưng giáo dục: Người giỏi "quay lưng" với nghề cao quý?
Chấn hưng giáo dục: Người giỏi "quay lưng" với nghề cao quý?

VOV.VN-Học sinh, sinh viên giỏi “quay lưng” với nghề sư phạm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai gần.

Chấn hưng giáo dục: Người giỏi "quay lưng" với nghề cao quý?

Chấn hưng giáo dục: Người giỏi "quay lưng" với nghề cao quý?

VOV.VN-Học sinh, sinh viên giỏi “quay lưng” với nghề sư phạm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai gần.

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục
Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Chấn hưng Giáo dục: Có thực mới vực được đạo?
Chấn hưng Giáo dục: Có thực mới vực được đạo?

VOV.VN - Nhiều độc giả cho rằng, đừng đòi hỏi ở các em nhiều, khi mà người lớn chỉ nói lý thuyết mà không thực hành đạo đức tốt.

Chấn hưng Giáo dục: Có thực mới vực được đạo?

Chấn hưng Giáo dục: Có thực mới vực được đạo?

VOV.VN - Nhiều độc giả cho rằng, đừng đòi hỏi ở các em nhiều, khi mà người lớn chỉ nói lý thuyết mà không thực hành đạo đức tốt.

Chấn hưng giáo dục:Xoay đủ cách thành Thạc sĩ, Tiến sĩ “dởm”
Chấn hưng giáo dục:Xoay đủ cách thành Thạc sĩ, Tiến sĩ “dởm”

VOV.VN - Nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng là học giả, trình độ giả…

Chấn hưng giáo dục:Xoay đủ cách thành Thạc sĩ, Tiến sĩ “dởm”

Chấn hưng giáo dục:Xoay đủ cách thành Thạc sĩ, Tiến sĩ “dởm”

VOV.VN - Nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng là học giả, trình độ giả…

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy
Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

VOV.VN -Sách giáo khoa viết dở mà gặp một thầy giỏi thì giờ học vẫn tốt, học sinh vẫn khá được. Do vậy, đào tạo sư phạm phải có sự thay đổi.

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

VOV.VN -Sách giáo khoa viết dở mà gặp một thầy giỏi thì giờ học vẫn tốt, học sinh vẫn khá được. Do vậy, đào tạo sư phạm phải có sự thay đổi.