HSBC: Lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ

VOV.VN -HSBC vừa đưa ra dự báo lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ Việt Nam.

Báo cáo kinh tế vĩ mô của Việt Nam vừa được khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC công bố có đưa ra dự báo: Lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

Theo phân tích của HSBC, mặc dù nền kinh tế Việt Nam thể hiện khá tốt so với các nước trong khu vực, nhưng những ảnh hưởng của đợt hạn hán này đối với nền kinh tế vẫn cho thấy mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% do Chính phủ đề ra khó có thể đạt được. Đợt hạn này đã ảnh hưởng nặng đến sản lượng nông nghiệp, và từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP nói chung vì nông nghiệp chiếm 13% trên toàn nền kinh tế - một tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN.

Hạn hán ảnh hưởng nặng đến sản lượng nông nghiệp và giá cả nông phẩm (Ảnh minh họa: KT)

Nhưng điều đó cũng có thể dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu tiêu dùng vì thu nhập nhà nông giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của 24 triệu nông dân vốn chiếm gần nửa lực lượng lao động cả nước.

Những khó khăn này cùng với những bất ổn tồn tại xung quanh nền kinh tế toàn cầu đã buộc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải thừa nhận rằng “Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,6%” trong nửa sau của năm 2016.

HSBC nghĩ rằng tăng trưởng sẽ nằm xung quanh mức 6% trong năm nay (dự báo tăng trưởng GDP của chúng tôi là 6,3% trong năm 2016 và 6,6% trong năm 2017) tương ứng với mức dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tổ chức này vừa mới đây cũng đã giảm mức dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2016 từ 6,2% xuống còn 6%. Một khi điều kiện thời tiết quay trở lại bình thường thì sản lượng nông nghiệp cũng như thu nhập nhà nông mới bắt đầu phục hồi.

Dự báo của HSBC cũng đánh dấu mức tăng trưởng năm 2016 giảm so với mức 6,7% trong năm ngoái – mức tăng trưởng cao nhất đạt được trong vòng tám năm qua. Tăng trưởng năm 2016 tuy sụt giảm nhưng cũng sẽ không vượt ra khỏi tỷ lệ tăng trưởng từng thấy trong những năm gần đây. Mặc dù các nhà quản lý không chính thức hạ thấp mục tiêu tăng trưởng năm 2016 của mình nhưng nhiều khả năng đây là mức tăng trưởng mong muốn.

Nhiều nguy cơ lạm phát

Đấy là bởi vì các nhà quản lý có thể dành ưu tiên lớn hơn cho ổn định kinh tế vĩ mô trong thời điểm hiện tại, thay vì phải đạt được mức tăng trưởng nhanh. Mặc dù lạm phát toàn phần đã ổn định trong tháng Bảy ở mức 2,4% so với cùng kỳ (mức lạm phát từ đầu năm đến nay ở mức 1,8%), nhưng giá cả thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tăng dần đều trong suốt sáu tháng qua. Và lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong những tháng tới.

Lý giải thêm về dự báo này, HSBC phân tích: Chính phủ đang có kế hoạch tăng chi phí chăm sóc sức khỏe vào những tháng cuối năm cũng như trong nửa đầu năm 2017, và tương tự là học phí trong tháng 9. Cũng tương tự như trường hợp của các tháng vừa qua, tình hình khí hậu nóng bức cũng nhiều khả năng sẽ tạo áp lực việc tăng giá thực phẩm. Thêm nữa, tăng trưởng tín dụng – yếu tố phản ảnh nhu cầu trong nước tăng mạnh (đặc biệt là hoạt động đầu tư) dự kiến sẽ vượt mức dự kiến 18-20%.

Từ cơ sở này, các chuyên gia thống kê kỳ vọng lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ. Nguy cơ lạm phát tăng cao cũng đồng nghĩa với việc dư địa nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn. Thực sự, HSBC dự báo NHNN sẽ có nhiều khả năng tăng lãi suất OMO lên 5,5% trong quý III.2017 để kiềm chế lạm phát./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá
Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

VOV.VN - Báo cáo chuyên đề mới nhất của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có nhận định, không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá.

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

VOV.VN - Báo cáo chuyên đề mới nhất của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có nhận định, không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá.

Lạm phát “nhấp nhổm” theo giá xăng
Lạm phát “nhấp nhổm” theo giá xăng

Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 2 tháng trở lại đây đã và sẽ gây áp lực không nhỏ lên lạm phát.

Lạm phát “nhấp nhổm” theo giá xăng

Lạm phát “nhấp nhổm” theo giá xăng

Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 2 tháng trở lại đây đã và sẽ gây áp lực không nhỏ lên lạm phát.

Áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trở lại
Áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trở lại

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trở lại

Áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng trở lại

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. 

“Cơn ác mộng” về lạm phát 1.640% ở Venezuela
“Cơn ác mộng” về lạm phát 1.640% ở Venezuela

VOV.VN - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, lạm phát của Venezuela sẽ chạm mốc 480% trong năm nay và năm 2017 sẽ lên tới 1.640%.

“Cơn ác mộng” về lạm phát 1.640% ở Venezuela

“Cơn ác mộng” về lạm phát 1.640% ở Venezuela

VOV.VN - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, lạm phát của Venezuela sẽ chạm mốc 480% trong năm nay và năm 2017 sẽ lên tới 1.640%.

Khả năng 6 tháng cuối năm lạm phát tăng cao
Khả năng 6 tháng cuối năm lạm phát tăng cao

VOV.VN - Lạm phát tiềm ẩn khả năng diễn biến bất thường vì từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố dự báo sẽ gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Khả năng 6 tháng cuối năm lạm phát tăng cao

Khả năng 6 tháng cuối năm lạm phát tăng cao

VOV.VN - Lạm phát tiềm ẩn khả năng diễn biến bất thường vì từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố dự báo sẽ gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay

Lạm phát cơ bản 7 tháng năm  2016 đang ở mức 1,81%, rất sát với mức 1,82% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân...

Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay

Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay

Lạm phát cơ bản 7 tháng năm  2016 đang ở mức 1,81%, rất sát với mức 1,82% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân...