Tiến sĩ nhiều nhưng giảng dạy ở các trường đại học còn thấp

VOV.VN- Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giảng viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực…

Theo Thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ nhưng chỉ có trên 16.500 người là giảng viên ở các trường đại học.

Năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng thêm 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng thêm 6,6%).

Trong năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng đã công nhận 65 giáo sư, 638 phó giáo sư. Trong đó, số giảng viên đang trực tiếp làm việc tại các trường là 48 giáo sư (chiếm 73.85%); 508 phó giáo sư (chiếm 79.62%). Số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm hiện này là 3.388 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 115 người; Thạc sĩ  là 2.187 người.

Số lượng giảng viên các trường đại học phân theo trình độ và chức danh (nguồn: Bộ GD-ĐT)

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các chính sách về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng bộ, hiệu lực chưa cao. Việc tuyển dụng giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi ở trong và ngoài nước giảng dạy tại các cơ sở đào tạo còn nhiều khó khăn do chính sách thu hút chưa đủ mạnh. Cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ chưa tạo động lực cho cán bộ giỏi về làm việc.

Năm học 2016, số lượng giảng viên có tăng so với năm học 2015 nhưng tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm gần 3,4%).

Đề cập việc số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay, cả nước có 37 viện nghiên cứu được giao đào tạo tiến sĩ, với quy mô khoảng 1.500 nghiên cứu sinh. Trung bình, quy mô của mỗi viện khoảng 40 nghiên cứu sinh và đang có xu hướng giảm.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học thì số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện là 16.541, mới chỉ đạt 22,68% tổng số giảng viên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Số giảng viên có trình độ Thạc sĩ là 43.065, chiếm 59,16%.

Công tác bồi dưỡng xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý năm qua chưa được quan tâm đồng đều trong toàn hệ thống. Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế...

Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao, chưa đủ mạnh để nâng cao và tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của bộ phận này trong hệ thống.

Nhiều cơ sở đào tạo chưa chú trọng đến kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn giảng viên trẻ kế cận cũng như việc bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên gửi đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Trong quá trình triển khai đề án đào tạo giảng viên bằng ngân sách nhà nước (Đề án 911), nhiều ứng viên từ các cơ sở đào tạo không đáp ứng được những quy định về ngoại ngữ và các điều kiện cần thiết khác trong khi nhu cầu đào tạo lớn.

Năng lực quản lý và quản trị nhà trường của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình quản lý chất lượng dựa trên chuẩn, tiêu chuẩn và tự chủ đại học./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ
Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

VOV.VN - Quy chế đào tạo tiến sĩ bắt buộc nghiên cứu sinh phải đạt chuẩn ngay từ “đầu vào”, thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án tiến sĩ là 3 năm.

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

Bộ Giáo dục nói về những tiêu chí mới đối với tiến sĩ

VOV.VN - Quy chế đào tạo tiến sĩ bắt buộc nghiên cứu sinh phải đạt chuẩn ngay từ “đầu vào”, thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án tiến sĩ là 3 năm.

Để không còn tiến sĩ “giấy”, ngành Giáo dục phải làm gì?
Để không còn tiến sĩ “giấy”, ngành Giáo dục phải làm gì?

VOV.VN -Để không còn tiến sĩ “giấy”, trình độ đào tạo, nghiên cứu của tiến sĩ phải nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi.

Để không còn tiến sĩ “giấy”, ngành Giáo dục phải làm gì?

Để không còn tiến sĩ “giấy”, ngành Giáo dục phải làm gì?

VOV.VN -Để không còn tiến sĩ “giấy”, trình độ đào tạo, nghiên cứu của tiến sĩ phải nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi.

Tiến sĩ đã đào tạo nếu không đạt chuẩn sẽ xử lý như thế nào?
Tiến sĩ đã đào tạo nếu không đạt chuẩn sẽ xử lý như thế nào?

VOV.VN -Các TS đã được đào tạo trước đây, nếu không hoàn thiện được các điều kiện theo chuẩn mới thì không thể trở thành giảng viên hay người hướng dẫn NCS.

Tiến sĩ đã đào tạo nếu không đạt chuẩn sẽ xử lý như thế nào?

Tiến sĩ đã đào tạo nếu không đạt chuẩn sẽ xử lý như thế nào?

VOV.VN -Các TS đã được đào tạo trước đây, nếu không hoàn thiện được các điều kiện theo chuẩn mới thì không thể trở thành giảng viên hay người hướng dẫn NCS.

Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ
Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

VOV.VN - Lãnh đạo Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ như: tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, 1 người hướng dẫn nhiều học viên...

Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

VOV.VN - Lãnh đạo Học viện KHXH phản hồi về hàng loạt sai phạm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ như: tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, 1 người hướng dẫn nhiều học viên...

Học tiến sĩ chỉ để “lên chức, lên quyền” là điều đáng lo ngại
Học tiến sĩ chỉ để “lên chức, lên quyền” là điều đáng lo ngại

VOV.VN - Một số trường đại học đã bày tỏ ủng hộ đề xuất khi Bộ GD-ĐT siết chặt việc tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ...

Học tiến sĩ chỉ để “lên chức, lên quyền” là điều đáng lo ngại

Học tiến sĩ chỉ để “lên chức, lên quyền” là điều đáng lo ngại

VOV.VN - Một số trường đại học đã bày tỏ ủng hộ đề xuất khi Bộ GD-ĐT siết chặt việc tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ...

Cách nào tăng tiến sĩ “xịn”,  giảm tiến sĩ “rởm” với mục đích làm quan
Cách nào tăng tiến sĩ “xịn”, giảm tiến sĩ “rởm” với mục đích làm quan

VOV.VN - Trừ vị trí giảng dạy và nghiên cứu, các cơ quan công quyền và doanh nghiệp không nên lấy tiêu chuẩn bằng cấp cao làm điều kiện bổ nhiệm, cất nhắc.

Cách nào tăng tiến sĩ “xịn”,  giảm tiến sĩ “rởm” với mục đích làm quan

Cách nào tăng tiến sĩ “xịn”, giảm tiến sĩ “rởm” với mục đích làm quan

VOV.VN - Trừ vị trí giảng dạy và nghiên cứu, các cơ quan công quyền và doanh nghiệp không nên lấy tiêu chuẩn bằng cấp cao làm điều kiện bổ nhiệm, cất nhắc.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về hàng loạt sai phạm trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ
Bộ GD-ĐT lên tiếng về hàng loạt sai phạm trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

VOV.VN- Bộ GD-ĐT cho biết, từ sự việc của Học viện Khoa học xã hội, các cơ sở đào tạo cần rà soát lại quy trình quản lý chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ...

Bộ GD-ĐT lên tiếng về hàng loạt sai phạm trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

Bộ GD-ĐT lên tiếng về hàng loạt sai phạm trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ

VOV.VN- Bộ GD-ĐT cho biết, từ sự việc của Học viện Khoa học xã hội, các cơ sở đào tạo cần rà soát lại quy trình quản lý chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ...