Khủng hoảng người tị nạn: Liệu nút thắt đã được gỡ bỏ?

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có chuyến thăm một ngày tới Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Châu Âu trong những ngày vừa qua bởi hơn 80% người tị nạn tới lục địa giàu có này đều đi qua ngả Balkan xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi làn sóng người di cư vào Châu Âu không có dấu hiệu suy giảm, thậm chí còn có những diễn biến mới phức tạp hơn, các chuyên gia cho rằng đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là yếu tố quan trọng để giải bài toán hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là châu Âu phải trả cái giá nào mà để có được sự đồng ý của Ankara. Chính vì vậy mọi con mắt đều đổ dồn vào chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/10 vừa qua.

Thổ Nhĩ Kỳ được xem là trạm trung chuyển quan trọng của người di cư đang tìm đường vào châu Âu. (Ảnh: AP).

Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, Đức - nền kinh tế lớn nhất EU và đang chịu sức ép của cuộc khủng hoảng người tị nạn, đã chịu xuống nước chấp nhận những lời đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó trong các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Recep Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu, Thủ tướng Angela Merkel đồng ý thúc đẩy các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nới lỏng điều kiện cấp thị thực nhập cảnh vào EU cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, để đánh đổi lấy cam kết của Ankara ngăn chặn làn sóng người di cư vào châu Âu.

Đáng chú ý là Berlin từ lâu đã phản đối việc nới lỏng cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại động thái này sẽ tạo ra một làn sóng người Thổ Nhĩ Kỳ mới vào Đức – nước hiện có một số lượng khá lớn công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Với hơn 400.000 người tị nạn tới Đức trong vòng sáu tuần qua, và con số có thể vượt mốc 1 triệu vào thời điểm cuối năm, thủ tướng Angela Merkel dường như có quá ít sự lựa chọn ngoài việc nhượng bộ với những yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Bà Angela Merkel cũng tuyên bố Đức sẽ chia sẻ giảm bớt gánh nặng tài chính với Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù bà không tiết lộ con số hỗ trợ là bao nhiêu. Ankara nói rằng họ đã đón hơn 2 triệu người tị nạn từ Syria kể từ khi cuộc xung đột ở nước này xảy ra vào năm 2011 và đã phải chi 8 tỷ USD để cung cấp nhà ở và các phương tiện nhu yếu khác để chăm sóc người tị nạn.

Tại cuộc họp thượng đỉnh EU tuần trước, các nhà lãnh đạo EU đồng ý cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 1 tỷ EUR (khoảng hơn 1,1 tỉ USD) để giúp hỗ trợ gánh nặng tài chính, nhưng Ankara cho rằng số tiền đó là quá ít ỏi, không đủ để nước này trang trải các dịch vụ dành cho người tị nạn. Họ đề nghị gấp ba số tiền mà EU đã đồng ý.

Chuyến thăm của bà Angela Merkel diễn ra ngay sau những nỗ lực của Đức và các nước châu Âu thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ có hành động gấp để ngăn chặn làn sóng người tị nạn. Châu Âu muốn Ankara tăng cường biên giới để ngăn người tị nạn không vượt sang nước láng giềng Hy Lạp, từ đó người tị nạn sẽ sang Serbia và Croatia và đi sâu hơn vào EU. Họ cũng muốn Ankara thông qua một thỏa thuận với EU theo đó nước này sẽ nhận lại những người tị nạn vượt qua biên giới bất hợp pháp vào châu Âu.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước này hoan nghênh thỏa thuận mới vừa đạt được với thủ tướng Đức Angela Davutoglu, coi nó như một cách tiếp cận tốt hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cho rằng Ankara đã phải một mình giải quyết gánh nặng tài chính mà không có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Sự cam kết chia sẻ tài chính của Đức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh sẵn sàng ký thỏa thuận tiếp nhận lại người tị nạn vượt qua biên giới vào EU bất hợp pháp nếu như có tiến bộ đáng kể trong việc nới lỏng cấp thị thực nhập cảnh EU cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo rằng sẽ có một làn sóng mới người tị nạn từ Syria nếu cộng đồng quốc tế không có một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở nước này. Họ vẫn nhắc lại đề nghị của Ankara mong muốn thiết lập một vùng an toàn ở Syria – một lời đề nghị vốn chưa được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như đã đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên. Đối với bà Angela Merkel, có được cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đòn bẩy giúp ngăn chặn dòng người tị nạn và làm giảm áp lực chính trị đối với chính bản thân bà ngay ở trong nước.

Trong khi đó, những nhượng bộ của Đức đối với Thổ Nhĩ Kỳ như thúc đẩy đàm phán gia nhập EU của nước này, nới lỏng điều kiện thị thực vào EU và chia sẻ gánh nặng tài chính là một thắng lợi chính trị quan trọng đối với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Đảng Công Lý và Phát triển (AKP) của ông trước cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào ngày 1/11 tới. Dư luận quốc tế đang chờ đợi cả hai bên xúc tiến thực hiện lời hứa và cam kết nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu kêu gọi tăng cường quản lý người tị nạn
Châu Âu kêu gọi tăng cường quản lý người tị nạn

VOV.VN -Một cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU được tổ chức trong bối cảnh người tị nạn vẫn đổ dồn về châu Âu gây ra sự chia rẽ về vấn đề tiếp nhận người di cư. 

Châu Âu kêu gọi tăng cường quản lý người tị nạn

Châu Âu kêu gọi tăng cường quản lý người tị nạn

VOV.VN -Một cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU được tổ chức trong bối cảnh người tị nạn vẫn đổ dồn về châu Âu gây ra sự chia rẽ về vấn đề tiếp nhận người di cư. 

CH Séc đón những người tị nạn Syria đầu tiên
CH Séc đón những người tị nạn Syria đầu tiên

VOV.VN - Đây là những người Syria đầu tiên trong tổng số 400 người tị nạn mà Cộng hòa Séc cam kết tiếp nhận tháng 7 vừa qua 

CH Séc đón những người tị nạn Syria đầu tiên

CH Séc đón những người tị nạn Syria đầu tiên

VOV.VN - Đây là những người Syria đầu tiên trong tổng số 400 người tị nạn mà Cộng hòa Séc cam kết tiếp nhận tháng 7 vừa qua 

EU - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kế hoạch hành động chung về người tị nạn
EU - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kế hoạch hành động chung về người tị nạn

VOV.VN - Dù đạt được thỏa thuận song theo đánh giá của giới phân tích, nhìn chung Liên minh châu Âu vẫn lạc quan thận trọng về kết quả đạt được.

EU - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kế hoạch hành động chung về người tị nạn

EU - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kế hoạch hành động chung về người tị nạn

VOV.VN - Dù đạt được thỏa thuận song theo đánh giá của giới phân tích, nhìn chung Liên minh châu Âu vẫn lạc quan thận trọng về kết quả đạt được.

Châu Âu được dùng vũ lực chống buôn người tị nạn
Châu Âu được dùng vũ lực chống buôn người tị nạn

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa ra nghị quyết cho phép châu Âu sử dụng vũ lực để ngăn chặn làn sóng tị nạn trái phép trên biển Địa Trung Hải.

Châu Âu được dùng vũ lực chống buôn người tị nạn

Châu Âu được dùng vũ lực chống buôn người tị nạn

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa ra nghị quyết cho phép châu Âu sử dụng vũ lực để ngăn chặn làn sóng tị nạn trái phép trên biển Địa Trung Hải.

Thủ tướng Đức: Cuộc khủng hoảng tị nạn là thử nghiệm với châu Âu
Thủ tướng Đức: Cuộc khủng hoảng tị nạn là thử nghiệm với châu Âu

VOV.VN - Thủ tướng Đức Merken cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn chính là một cuộc thử nghiệm đối với châu Âu và châu Âu chắc chắn sẽ vượt qua cuộc thử nghiệm lịch sử này.

Thủ tướng Đức: Cuộc khủng hoảng tị nạn là thử nghiệm với châu Âu

Thủ tướng Đức: Cuộc khủng hoảng tị nạn là thử nghiệm với châu Âu

VOV.VN - Thủ tướng Đức Merken cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn chính là một cuộc thử nghiệm đối với châu Âu và châu Âu chắc chắn sẽ vượt qua cuộc thử nghiệm lịch sử này.