Bạo lực manh động tự phát - sự suy đồi không thể tha thứ

VOV.VN - Ở xã hội hiện nay, chỉ vì một lí do rất vớ vẩn trên đường phố, người ta có thể xử lí nhau rất tàn bạo, dã man, không coi luật pháp ra gì...

Đã lâu mới thưởng được cái Tết rất đẹp. Hà Nội đón Tết trong ấm áp, nắng nhẹ. Hà Nội đón xuân trong nhiều chủ trương tiết kiệm, không bắn pháo hoa vì nhiều lý do, nhưng lý do chia sẻ với đồng bào miền Trung bị lũ lụt là rất được nhân dân ủng hộ. Đón Tết, sự trang trí của Hà Nội năm nay cũng thay đổi, trang nhã đỡ lòe loẹt. Quanh Bờ Hồ người ta vui xuân, đón Tết hân hoan, đầy hy vọng!

Nhưng chỉ đến mùng 2 Tết, tôi đọc tin mà hụt hẫng và buồn. Cả nước có hàng ngàn vụ đánh nhau bị thương vì rượu phải đưa vào viện. Hai vụ anh em ruột giết nhau. Lại một vụ đánh hội đồng nhầm 1 người trọng thương ở phố Núi Trúc (Hà Nội). Bức xúc vô cùng vụ bốn thanh niên quây bắt và đánh đập một người thương binh già đã cụt một chân. Họ, những đứa trẻ chưa sinh khi ấy đánh một người ra trận tới rạn xương. Đánh hiểm độc, lời lẽ lăng nhục lưu manh, cả khi chúng biết ông ta là thương binh.

Ở xã hội hôm nay sao người ta dễ bạo lực tàn ác thế? Một câu hỏi cứ chờn vờn trong đầu tôi suốt mấy ngày qua. Chỉ vì một lí do rất vớ vẩn trên đường phố, người ta có thể xử lí nhau rất tàn bạo, dã man, không coi luật pháp ra gì. Trong năm, còn có vụ bắt người bắt trộm chó đánh dã man, lại nhốt vào cũi sắt máu me bê bết coi người như xúc vật. Những hành vi ấy tạo nên một hình ảnh rất xấu, cảm giác xã hội đã mông muội như thời trung cổ.

Học sinh đánh nhau ở ngoài và ngay trong trường học không còn là chuyện hiếm. Trong ảnh là màn hỗn chiến của một nhóm nữ sinh (Ảnh: Thanh Niên)

Những người trẻ đã được giáo dục ra sao mà bây giờ hiếu chiến như thế hay bản chất của người Việt ta là rất yếu thần kinh và rất dễ manh động? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trong những ngày xuân này.

Tôi nhớ lại cả tuổi thơ của tôi. Chúng tôi cũng “anh hùng“ lắm, thi thoảng tổ chức những cuộc tỉ thí sức khỏe và võ thuật, nhưng không bao giờ trả thù vặt vãnh đến độ tàn ác, không khi nào đánh trẻ em, người già và phụ nữ, bởi nhưng lí do nhỏ rất ẩm ương như ngày hôm nay.

Sự giáo dục của Nhà nước và chính quyền bấy giờ với chúng tôi đã giúp chúng tôi nhận ra như thế là vô luân thường đạo lý, là tàn độc. Hồi tưởng, giai đoạn Hà Nội trước chiến tranh chống Mỹ, giới lưu manh côn đồ và cả lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi đều biết tiếng anh công an phụ trách hình sự Hà Nội Dương Như Hải. Vừa phục vừa sợ.

Còn bây giờ thì thế nào. Nhiều video clip phản ánh rất rõ đám học trò con gái đánh bạn học như cừu thù. Tôi cũng nhớ lại suốt 30 năm ở Đức, từng chứng kiến hàng trăm vụ va chạm xe cộ. Có vụ, tôi cũng xảy ra va chạm xe cộ, nhưng chưa một lần tôi thấy người Đức giải quyết với nhau bằng bạo lực. Những con người to lớn hàng tạ, nom lạnh lùng như thế nhưng thường xuyên biết nở một nụ cười và xin lỗi nhau trở nên thân thiện trên đường phố khi có một lỗi nhỏ.

Tình trạng bạo lực tự phát gia tăng hôm nay của con người Việt Nam thực đáng lo ngại. Nó làm cho đường phố, xã hội có cảm giác bất an tồi tệ vô cùng rồi. Có phải chăng chúng ta đã đẻ ra một lũ trẻ mà trong đó rất nhiều kẻ không coi việc đánh người là tội ác, là man rợ và coi thường pháp luật.

Việc giáo dục chúng ở nhà trường, ở xã hội đã đến đâu rồi? Có phải chăng sự xử lí những bất hòa ở trong dân chúng có vấn đề để người ta mất tin tưởng để yếu tố tự phát, tự xử gia tăng hơn. Hay có phải chăng ngay cả cán bộ Nhà nước cũng bạo lực như thế, tự cho mình cái quyền hơn cả luật pháp để hành xử vô luân? Hay là đống phim ảnh bạo lực triền miên trên các kênh truyền hình đã dạy chúng tự chơi trò bạo lực?

Nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng thấy rất rõ đấy là sự thất bại thảm hại của cả xã hội khi xây dựng Con Người văn minh và tiến bộ. Tất cả các hành vi xảy ra mà tôi dẫn trên đang tạo ra hình ảnh một thế hệ để xã hội quay về thời mông muội. 

Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, không còn nhiều sức lực để làm việc nữa nên chỉ biết viết ra những dòng tâm sự lo âu này khuyến cáo các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa tới tình trạng này.

Các lãnh đạo ở các Bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, cả Hội Nhà văn Việt Nam nữa, đặc biệt Bộ Công an phải quan tâm thấu đáo vấn nạn này. Phải giáo dục lại lớp trẻ ngay từ mầm non, phải có những chương trình truyền thông chiến lược đề cao hơn nữa tính thiện và đặc biệt sự hành xử văn minh đạo đức cao nhất của con người là Phải chấp hành luật pháp, hành động theo luật pháp trong ứng xử dân sự ở quan hệ con người giữa cộng đồng.

Một mặt khác phải nghiêm trị bất kì ai dùng bạo lực để giải quyết những quan hệ dân sự. Nếu họ là cán bộ, đảng viên, công an càng phải nghiêm trị, bởi bảo vệ chúng, những kẻ coi thường luật pháp, dùng bạo lực để đánh những người già, coi thường những thương binh có công với đất nước, là hy sinh cả Đảng, hy sinh cả chính thể để bảo vệ những cá thể mang mầm mống vô cùng độc hại nguy hiểm đang làm xã hội xuống dốc, đánh mất cả đạo lý truyền thống vốn nhân ái cao đẹp của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao bạo lực học đường vẫn không giảm?
Vì sao bạo lực học đường vẫn không giảm?

VOV.VN - Tình trạng bạo lực học đường làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội nên cần biện pháp quyết liệt để chấm dứt.

Vì sao bạo lực học đường vẫn không giảm?

Vì sao bạo lực học đường vẫn không giảm?

VOV.VN - Tình trạng bạo lực học đường làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội nên cần biện pháp quyết liệt để chấm dứt.

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?
Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

VOV.VN -Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh từ lâu gần như bỏ ngỏ trong nhà trường. Nếu có chỉ là những dự án nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyên nghiệp.

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

VOV.VN -Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh từ lâu gần như bỏ ngỏ trong nhà trường. Nếu có chỉ là những dự án nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyên nghiệp.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý rất hạn chế
Phụ nữ bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý rất hạn chế

VOV.VN -Các nạn nhân của bạo lực gia đình, đặc biệt phụ nữ chưa quy định mô hình trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, chưa có trình tự, thủ tục riêng.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý rất hạn chế

Phụ nữ bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý rất hạn chế

VOV.VN -Các nạn nhân của bạo lực gia đình, đặc biệt phụ nữ chưa quy định mô hình trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, chưa có trình tự, thủ tục riêng.

Có hành vi bạo lực, người chồng có thể mất quyền nuôi con?
Có hành vi bạo lực, người chồng có thể mất quyền nuôi con?

VOV.VN - “Nếu chứng minh được chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, bạn có thể đưa ra bằng chứng trước Tòa để làm căn cứ chồng bạn không đủ điều kiện nuôi con”

Có hành vi bạo lực, người chồng có thể mất quyền nuôi con?

Có hành vi bạo lực, người chồng có thể mất quyền nuôi con?

VOV.VN - “Nếu chứng minh được chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, bạn có thể đưa ra bằng chứng trước Tòa để làm căn cứ chồng bạn không đủ điều kiện nuôi con”

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần
Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

VOV.VN - Nghiên cứu cho thấy, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

VOV.VN - Nghiên cứu cho thấy, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Giảm bạo lực học đường không phải chỉ bằng việc dạy Giáo dục công dân
Giảm bạo lực học đường không phải chỉ bằng việc dạy Giáo dục công dân

VOV.VN - ĐB Bùi Sỹ Lợi: môn giáo dục công dân là môn học cần thiết nhưng không có nghĩa đưa vào làm môn thi thì bạo lực học đường sẽ giảm đi.  

Giảm bạo lực học đường không phải chỉ bằng việc dạy Giáo dục công dân

Giảm bạo lực học đường không phải chỉ bằng việc dạy Giáo dục công dân

VOV.VN - ĐB Bùi Sỹ Lợi: môn giáo dục công dân là môn học cần thiết nhưng không có nghĩa đưa vào làm môn thi thì bạo lực học đường sẽ giảm đi.  

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường
Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

VOV.VN - Bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thiếu niên. Ước tính mỗi năm có tới 246 triệu trẻ em bị bạo lực ở trường học.

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

VOV.VN - Bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thiếu niên. Ước tính mỗi năm có tới 246 triệu trẻ em bị bạo lực ở trường học.