Các nước Đông Nam Á rộn ràng tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới

VOV.VN - Lễ hội té nước mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, xuất phát từ những yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước.

Những ngày này, người dân tại một số nước Đông Nam Á như Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia đang tưng bừng tổ chức lễ hội té nước đón Tết cổ truyền. Lễ hội này mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, xuất phát từ những yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước.

Ở mỗi nước, lễ hội té nước lại có tên khác nhau nhưng nhìn chung được tổ chức gần như cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hoá đặc sắc và những nghi lễ có nhiều nét tương đồng với nhau. Đây cũng được coi là một phần nghi thức đón năm mới, với mục đích cầu mong mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, bình an hạnh phúc. 

Lễ hội té nước Thingyan bắt đầu diễn ra sôi nổi tại Yangon, Myanmar ngày 13/4 (ảnh: Reuters)

Lễ hội té nước Thingyan bắt đầu diễn ra sôi nổi tại Yangon, Myanmar ngày 13/4, dự kiến kéo dài đến hết ngày 16/4 tới. Những người đến với lễ hội này, không phân biệt tuổi tác, từ người già đến trẻ em đều có thể thỏa sức hòa chung vào bầu không khí hội hè vui tươi.

Mọi người cùng tạt nước lên người nhau với ý nghĩa rửa sạch mọi bụi bẩn của năm cũ, đón chào năm mới với sự thanh khiết trong tâm hồn.

Trước khi lễ hội chính thức bắt đầu, các ngôi sao, ca sĩ nổi tiếng của Myanmar sẽ được mời lên sân khấu để biểu diễn các tiết mục ca nhạc đặc sắc tại chính nơi đã dựng sẵn các lều bạt phục vụ cho lễ hội. Người dân vui vẻ tham gia các hoạt động ngoài trời sôi động với những trang phục thời trang nhất.

Một người tham dự lễ hội té nước cho biết: “Tôi rất vui. Tôi chưa từng tham gia lễ hội nào tuyệt như thế này. Tôi tới từ bang Rakhine và đây là lần đầu tiên tôi tham dự lễ hội té nước Thingyan ở Yangon”.

Các lều bạt được chính người dân Myanmar hay các công ty tài trợ dựng lên nhằm phục vụ riêng cho lễ hội té nước. Chỉ ở Yangon, đã có tới hơn 100 lều bạt như vậy được dựng lên dành riêng cho lễ hội Thingyan năm nay.

Để phát triển ngành du lịch, chính phủ Myanmar cũng đang khuyến khích đẩy mạnh việc quảng bá hoạt động lễ hội này tới công chúng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế ghé thăm đất nước Myanmar.

Một du khách tới từ Trung Quốc chia sẻ: “Thật thú vị. Lần sau tôi sẽ tiếp tục tham gia lễ hội thú vị này. Đây là lần đầu tiên tôi đến với lễ hội té nước ở Myanmar”.

Trong khi đó, người dân Thái Lan cũng đang đón mừng lễ hội té nước truyền thống Songkran được tổ chức vào ngày 13 và 14/4 hàng năm. Lễ hội này được xem là dịp đoàn viên, mọi người cùng dọn dẹp nhà cửa, đi lễ chùa. Trẻ em dưới nước thơm lên tay những người lớn tuổi thể hiện lòng thành kính, cầu chúc phước lành đến với họ.

Một nghi lễ tôn giáo không thể thiếu trong lễ hội này là lễ tắm tượng phật. Lễ hội Songkran được tổ chức sôi động và lớn nhất ở Bangkok, cuốn hút không chỉ người dân địa phương mà đông đảo du khách quốc tế. Một số du khách nước ngoài chia sẻ: "Thật tuyệt. Đó là lý do vì sao tôi ở đây lần thứ 3 rồi. Chúng tôi thực sự có những khoảng thời gian tuyệt vời ở Thái Lan. Ở đây chúng tôi cũng cảm thấy khá an toàn”.  

Hàng nghìn thanh niên vui vẻ tham gia vào “trận chiến nước” trên phố trong ngày lễ hội Songkran (ảnh: Bangkok Post)

Trên phố Patpong, hàng nghìn thanh niên vui vẻ tham gia vào “trận chiến nước”. Hàng loạt các cửa hàng bán súng phun nước, thực phẩm, nước giải khát và bia mọc lên nhằm phục vụ những người tham dự lễ hội. Tại quận Phra Pradaeng còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa độc đáo khác như múa Raman, đua thuyền, trò chơi saba….

Còn tại Lào, tết té nước được gọi là Bunpimay. Vào dịp lễ cổ truyền này, nhà nhà lau dọn nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Người dân đi lễ chùa, nghe các nhà sư giảng đạo, cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Người Lào cũng làm lễ tắm Phật bằng nước thơm.

Trong những ngày này, người dân còn phóng sinh các loài vật để lấy phước. Ngoài nghi lễ té nước, người Lào có một tục lệ khá độc đáo đó là buộc chỉ màu ở  cổ tay như gửi lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc.

Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia cũng diễn ra trong bầu không khí tươi vui. Trong những ngày này, khắp nơi đều trang trí đèn hoa rực rỡ. Người dân mặc đồ đẹp, đi chùa cầu bình an cho cả gia đình. Người già đến trẻ nhỏ vui vẻ té nước vào nhau thay cho những lời chúc năm mới tốt lành. Bên cạnh đó, người Campuchia cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian, ca hát và cùng nhau múa vũ điệu Apsara truyền thống.

Không chỉ thể hiện tính chất linh thiêng của tôn giáo, các lễ hội té nước ở các quốc gia Đông Nam Á nói trên đều nhằm thể hiện những nét vui nhộn của văn hóa hội hè; thể hiện khát vọng hướng tới một cuộc sống sung túc, bình an, một tương lai xán lạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7 ngày Tết té nước Songkran Thái Lan, 271 người chết
7 ngày Tết té nước Songkran Thái Lan, 271 người chết

Nguyên nhân chủ yếu là do người lái xe uống rượu.  

7 ngày Tết té nước Songkran Thái Lan, 271 người chết

7 ngày Tết té nước Songkran Thái Lan, 271 người chết

Nguyên nhân chủ yếu là do người lái xe uống rượu.  

Campuchia hủy lễ hội té nước do lũ lụt nghiêm trọng
Campuchia hủy lễ hội té nước do lũ lụt nghiêm trọng

Đã có gần 250 người thiệt mạng, hàng trăm ha hoa màu bị hủy hoại do lũ lụt gây ra tại Campuchia

Campuchia hủy lễ hội té nước do lũ lụt nghiêm trọng

Campuchia hủy lễ hội té nước do lũ lụt nghiêm trọng

Đã có gần 250 người thiệt mạng, hàng trăm ha hoa màu bị hủy hoại do lũ lụt gây ra tại Campuchia

Lễ hội té nước ở Campuchia: 339 người thiệt mạng
Lễ hội té nước ở Campuchia: 339 người thiệt mạng

Đa phần các nạn nhân thiệt mạng do bị xô đẩy hoặc bị chết đuối.

Lễ hội té nước ở Campuchia: 339 người thiệt mạng

Lễ hội té nước ở Campuchia: 339 người thiệt mạng

Đa phần các nạn nhân thiệt mạng do bị xô đẩy hoặc bị chết đuối.

Thái Lan đón Tết té nước cổ truyền Songkran
Thái Lan đón Tết té nước cổ truyền Songkran

Không khí đón Tết té nước cổ truyền Songkran đang tràn ngập khắp các ngõ ngách, nẻo đường trên đất nước Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Bangkok.

Thái Lan đón Tết té nước cổ truyền Songkran

Thái Lan đón Tết té nước cổ truyền Songkran

Không khí đón Tết té nước cổ truyền Songkran đang tràn ngập khắp các ngõ ngách, nẻo đường trên đất nước Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Bangkok.

144 người chết trong dịp Tết té nước của Thái Lan
144 người chết trong dịp Tết té nước của Thái Lan

144 người chết, trên 1.600 người bị thương, hơn 1.500 vụ tai nạn giao thông trong 3 ngày Tết té nước cổ truyền Songkran diễn ra từ 11 – 13/4.  

144 người chết trong dịp Tết té nước của Thái Lan

144 người chết trong dịp Tết té nước của Thái Lan

144 người chết, trên 1.600 người bị thương, hơn 1.500 vụ tai nạn giao thông trong 3 ngày Tết té nước cổ truyền Songkran diễn ra từ 11 – 13/4.