WB tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 6,0% năm 2016

VOV.VN -Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 xuống còn 6,0% thay vì mức 6,2% và 6,6% các dự báo trước đó.

Chiều 19/7, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam họp báo điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2016 của Việt Nam là 6,0%. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay.

Từ trái sang: Sebastian Eckardt, Achim Fock và Philip O'Keefe

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, phân tích: Sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tăng chậm hơn trong nửa đầu năm 2016 GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân do tác động bất lợi của đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây lên nông nghiệp chính, làm cho sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,2%. Ngược lại, ngành xây dựng có mức tăng trưởng tốt hơn nhờ nguồn tín dụng và thị trường bất động sản có những dấu hiệu phục hồi. Ngành dịch vụ cũng tăng tốc nhờ tăng trưởng bán buôn, bán lẻ do tiêu dùng trong nước tiếp tục được duy trì và các hoạt động du lịch khởi sắc.

Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh
Hiện nay, số dân từ 65 tuổi trở lên tại Việt Nam mới là 6,5 triệu người nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp 3 lần, đạt 18,4 triệu người vào năm 2040. 
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới, và điều đó lại đang diễn ra khi Việt Nam còn ở mức thu nhập thấp hơn so với hầu hết các nước có dân số già hiện nay. Già hóa dân số mang lại nhiều thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và toàn bộ người dân nói chung"- ông Philip O'Keefe, chuyên gia kinh tế trưởng của WB
Còn ông Achim Fock, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam, kỳ vọng “tuy tốc độc tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng năng suất lao động”.

Theo WB, áp lực giá hàng tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù trong một vài tháng gần đây tỷ lệ lạm phát có tăng nhẹ. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục nhắm đến mục tiêu duy trì cân đối giữa hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, tín dụng đã tăng trưởng với tốc độ khá cao, ở mức khoảng 18% (so cùng kỳ) trong giai đoạn từ đầu năm tới nay. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (theo Thông tư 06) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tăng trưởng tín dụng nóng và nâng cao chất lượng các khoản vay.

Đặc biệt, “tình trạng mất cân đối tài khóa tích tụ từ nhiều năm nay cũng là một mối quan ngại. Thâm hụt ngân sách ước tính gần 6,5% GDP vào thời điểm cuối năm 2015. Nợ công của Việt Nam đã chiếm khoảng 62,2% GDP và đang nhanh chóng tiến gần mức trần 65% GDP. Kết quả sơ bộ về thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm cho thấy áp lực ngân sách sẽ còn tiếp diễn”- ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.

Một trong những điểm nhấn quan trọng khác, theo Sebastian Eckardt, “Chính phủ đã cam kết đảm bảo duy trì bền vững nợ công và tái tạo khoảng đệm tài khóa. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện cam kết đó bằng hành động cụ thể nhằm cân đối ngân sách trung hạn. Các nỗ lực giảm nhẹ mất cân đối tài khóa cần được phối hợp với cải cách nhằm tạo khoảng đệm tài khóa để đảm bảo thực hiện một số hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ công”.

WB cũng dự báo triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhưng vẫn chịu nhiều tác động và rủi ro bất lợi. Năm nay, GDP dự báo sẽ tăng khoảng 6,0% với mức lạm phát cao hơn năm ngoái (dự báo lạm phát cả năm 2016 là 4,0%) và cán cân thanh toán vãng lai sẽ thặng dư ở mức tối thiểu (0,1%). Thâm hụt tài khóa ước tính sẽ vẫn ở mức cao (năm 2016 khoảng - 5,9% GDP), nhưng sẽ được siết lại theo kế hoạch củng cố tài khóa trung hạn của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo Sebastian Eckardt, “các dự báo cơ sở này đang chịu nhiều rủi ro ở trong nước cũng như từ bên ngoài. Kinh tế Mỹ và EU (sau sự kiện Brexit) tiếp tục yếu đi hoặc kinh tế Trung Quốc giảm đà mạnh hơn nữa sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, ở trong nước thì tiến độ cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước cũng như tư nhân diễn ra chậm chạp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam..”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng trưởng công nghiệp và thương mại đều rất thấp
Tăng trưởng công nghiệp và thương mại đều rất thấp

VOV.VN - Mức tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn còn thấp hơn so với mức tăng 9,4% của 5 tháng năm 2015 so với năm 2014.

Tăng trưởng công nghiệp và thương mại đều rất thấp

Tăng trưởng công nghiệp và thương mại đều rất thấp

VOV.VN - Mức tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn còn thấp hơn so với mức tăng 9,4% của 5 tháng năm 2015 so với năm 2014.

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016
OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

VOV.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,3% trong năm nay.

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

VOV.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,3% trong năm nay.

Lãnh đạo Á-Âu và doanh nghiệp kết nối vì sự tăng trưởng bao trùm
Lãnh đạo Á-Âu và doanh nghiệp kết nối vì sự tăng trưởng bao trùm

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Diễn đàn ASEM trong thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Á – Âu và cải thiện môi trường kinh doanh.

Lãnh đạo Á-Âu và doanh nghiệp kết nối vì sự tăng trưởng bao trùm

Lãnh đạo Á-Âu và doanh nghiệp kết nối vì sự tăng trưởng bao trùm

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Diễn đàn ASEM trong thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Á – Âu và cải thiện môi trường kinh doanh.

Phải “hút” thêm 2 triệu tấn dầu thô mới đạt mục tiêu tăng trưởng?
Phải “hút” thêm 2 triệu tấn dầu thô mới đạt mục tiêu tăng trưởng?

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, trong 6 tháng cuối năm sẽ phải khai thác thêm khoảng hơn 2 triệu tấn dầu thô.

Phải “hút” thêm 2 triệu tấn dầu thô mới đạt mục tiêu tăng trưởng?

Phải “hút” thêm 2 triệu tấn dầu thô mới đạt mục tiêu tăng trưởng?

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, trong 6 tháng cuối năm sẽ phải khai thác thêm khoảng hơn 2 triệu tấn dầu thô.

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực
Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu tín dụng cũng tích cực.

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

Tín dụng tăng trưởng dương, cơ cấu tích cực

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu tín dụng cũng tích cực.

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016 nhận định, năm nay không thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7%.

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 - Nhiệm vụ bất khả thi

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2016 nhận định, năm nay không thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7%.

Điều gì cản trở đà tăng trưởng ở Việt Nam?
Điều gì cản trở đà tăng trưởng ở Việt Nam?

VOV.VN - Trang tin Businessinsider nhận định, Việt Nam sẽ khó có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, một phần do hạn hán kéo dài.

Điều gì cản trở đà tăng trưởng ở Việt Nam?

Điều gì cản trở đà tăng trưởng ở Việt Nam?

VOV.VN - Trang tin Businessinsider nhận định, Việt Nam sẽ khó có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng, một phần do hạn hán kéo dài.

Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua
Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 10 năm trở lại đây luôn đạt tăng trưởng cao, bình quân 13,9%/năm.

Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 10 năm trở lại đây luôn đạt tăng trưởng cao, bình quân 13,9%/năm.

Bloomberg: Hạn hán không cản nổi đà tăng trưởng của Việt Nam
Bloomberg: Hạn hán không cản nổi đà tăng trưởng của Việt Nam

VOV.VN - Kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng mặc dù hạn hán đang tấn công vào nông nghiệp và gây áp lực lên xuất khẩu.

Bloomberg: Hạn hán không cản nổi đà tăng trưởng của Việt Nam

Bloomberg: Hạn hán không cản nổi đà tăng trưởng của Việt Nam

VOV.VN - Kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng mặc dù hạn hán đang tấn công vào nông nghiệp và gây áp lực lên xuất khẩu.