Bộ trưởng Giao thông: Cần nhìn việc thu phí Cai Lậy “công bằng hơn”

VOV.VN - “Trong quá trình làm đã lấy đầy đủ các ý kiến. Nhưng khi xảy ra sự việc lại chỉ nghĩ do nhà đầu tư... tôi đề nghị có cái nhìn công bằng hơn”

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa bày tỏ khi báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), chiều 15/8.

Giải trình băn khoăn của các ĐB xung quanh trạm Cai Lậy mà nhiều tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí những ngày qua, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng nói là tuyến tránh Cai Lậy là chưa đầy đủ. Đây là dự án hơn 26 km trên QL1 và 12 km tuyến tránh cùng với việc xử lý nhiều cây cầu.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8

“Dự án giao thông xuất phát từ nhu cầu có một tuyến tránh để có cơ hội mở rộng thị trấn, thành phố và Bộ GTVT cùng địa phương lập dự án, trong quá trình làm đã lấy đầy đủ các ý kiến từ HĐND, ĐBQH, hiệp hội, địa phương. Hiện nay khi xảy ra sự việc chỉ nghĩ đến nhà đầu tư, thực sự tôi đề nghị có cái nhìn công bằng hơn” – Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói.

“Những ngày vừa qua, thực sự nhân dân tại chỗ, doanh nghiệp, hiệp hội vận tải tại chỗ không có phản ứng gì. Chỉ có 7 doanh nghiệp ở nơi khác phản ứng nhưng cách thức làm chúng tôi thấy rất buồn!”

Theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, vừa rồi địa phương có ý kiến cũng hợp lý và trong hôm nay sẽ mời nhà đầu tư ra để làm việc. Đề xuất của địa phương là giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng có thể nhà đầu tư sẵn sàng, nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là số ấy thôi, chỉ là thay vì phương án thu gần 7 năm thì sẽ kéo dài tới khoảng 12 – 13 năm, vì tổng mức đầu tư của người ta như vậy rồi.

 Bộ trưởng Nghĩa nhấn mạnh, chủ trương của Chính phủ là đối với các dự án có khả năng giảm phí thì chọn giảm phí chứ không giảm thời gian. 

Theo ông Trương Quang Nghĩa, nói đến nguyện vọng và ý kiến của nhân dân ở những khu vực dự án thì thống kê cho thấy phương tiện chính là xe máy và hoàn toàn miễn phí, còn lại một số hộ dân có ô tô đều xem xét theo khu vực.

“Chúng tôi đã yêu cầu tất cả các địa phương, các nhà đầu tư có dự án BOT có báo cáo để tổng hợp, có chính sách chung giải quyết tổng thể, đồng bộ. Hiện nay Bộ GTVT đã tập hợp đưa ra các phương án giải quyết, sau đó sẽ báo cáo Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UBTVQH sẽ giám sát các công trình giao thông theo hình thức BOT
UBTVQH sẽ giám sát các công trình giao thông theo hình thức BOT

VOV.VN - UBTV Quốc hội sẽ giám sát việc đầu tư, khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT

UBTVQH sẽ giám sát các công trình giao thông theo hình thức BOT

UBTVQH sẽ giám sát các công trình giao thông theo hình thức BOT

VOV.VN - UBTV Quốc hội sẽ giám sát việc đầu tư, khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT

Lại thêm một trạm BOT đặt không hợp lý khiến người dân bức xúc
Lại thêm một trạm BOT đặt không hợp lý khiến người dân bức xúc

VOV.VN - Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa danh nghĩa là thu phí đường tránh nhưng trạm lại đặt chặn ở Quốc lộ 1 gây bức xúc cho người dân từ lâu.

Lại thêm một trạm BOT đặt không hợp lý khiến người dân bức xúc

Lại thêm một trạm BOT đặt không hợp lý khiến người dân bức xúc

VOV.VN - Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa danh nghĩa là thu phí đường tránh nhưng trạm lại đặt chặn ở Quốc lộ 1 gây bức xúc cho người dân từ lâu.

Video: Trả phí BOT bằng cọc tiền 200 đồng cho nhân viên tự rút
Video: Trả phí BOT bằng cọc tiền 200 đồng cho nhân viên tự rút

VOV.VN - Nam tài xế đã đưa nguyên cọc tiền lẻ dày hơn một gang tay mệnh giá 200 đồng để nhân viên trạm BOT tự rút ra đúng số tiền cần thu.

Video: Trả phí BOT bằng cọc tiền 200 đồng cho nhân viên tự rút

Video: Trả phí BOT bằng cọc tiền 200 đồng cho nhân viên tự rút

VOV.VN - Nam tài xế đã đưa nguyên cọc tiền lẻ dày hơn một gang tay mệnh giá 200 đồng để nhân viên trạm BOT tự rút ra đúng số tiền cần thu.