Kế hoạch giảm khí thải của ông Obama tăng hy vọng cho Hội nghị COP21

VOV.VN - Ngày 3/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố một kế hoạch lớn mang tên “Clean Power”, từ nay đến năm 2030 giảm 32% khí thải CO2. 

Kế hoạch này tăng thêm hy vọng thành công của Hội nghị toàn cầu về chống biến đổi khí hậu sắp tới tại Paris (COP21).

Cải cách của Mỹ

Theo kế hoạch này, các nhà máy điện ở mọi bang của Mỹ phải giảm khí thải CO2 bằng cách giảm lượng nhiên liệu hóa thạch như than đá, tăng cường sử dụng các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió. Mỗi vùng tiến hành theo tiến độ riêng. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố kế hoạch cắt giảm khí thải CO2. (ảnh: BBC).

Đây là công việc khó khăn, bởi tại Mỹ hiện có đến 40% năng lượng được sản xuất từ các nhà máy điện chạy than. 14 tiểu bang như Kentucky, Colorado hay Wyoming..., lượng điện sản xuất chủ yếu từ than đá.

Tổng thống Obama khẳng định, việc cải cách trên đây sẽ làm giảm bớt chi tiêu cho người Mỹ trong lúc vẫn bảo vệ được hành tinh cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối. Ông Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện cho rằng kế hoạch này là một thảm họa cho công ăn việc làm, dẫn đến việc giá năng lượng tăng lên đối với người nghèo.

COP 21 tại Paris – Kỳ vọng lớn

COP21 sẽ  được tổ chức tại Paris vào đầu tháng 12/2015  với mục tiêu đạt một hiệp định mới về chống biến đổi khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto cho thời sau năm 2020. Bằng việc đăng cai COP21, Tổng thông Pháp F. Hollande muốn ghi dấu ấn của mình trong một vấn đề lớn của thế giới hiện nay.

Nước chủ nhà Pháp đang triển khai nhiều hoạt động vì thành công của Hội nghị này như chuyến thăm Philippines từ 26-27/2 của Tổng thống Pháp F. Hollande với “Tuyên bố Manila”.

Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu, đồng thời lại có vị thế đang lên trên trường quốc tế bởi mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á (6,5%), một khuôn mặt tiêu biểu của các nước đang phát triển, Philippines có thể là một trụ cột trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu.

Tiếp theo đó, COP21 có mặt trong hầu như tất cả chương trình nghị sự của các chuyến thăm các nước của Ngoại trưởng Fabius và nguyên thủ các nước tới Pháp. Pháp đặc biệt quan tâm tác động tới các nước lớn có nhiều ảnh hưởng như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ...

Nhưng thách thức cũng nhiều

Tuy nhiên, những thất bại của COP19, COP20 phản ánh tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề này. Đa số các nước đều ý thức được tính chất nguy hiểm của biến đổi khí hậu và nguyên nhân của nó, nhưng việc đóng góp và đưa ra các cam kết lại bị chi phối bởi vấn đề lợi ích quốc gia và sự so sánh với các nước khác, đặc biệt là giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. (Ví như sự so sánh giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất, hay thái độ thiếu nhiệt tình của Ấn Độ…). 

Hội nghị COP20 tổ chức ở Peru. (ảnh: cop20.pe) 

Theo quy định của Hội nghị COP20, để tạo thuận lợi cho việc đi tới thống nhất tại COP21, các nước thành viên của Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (CCNUCC) phải chuẩn bị và bắt đầu từ 31/3 đến đầu tháng 10/2015 đệ trình Ban thư ký COP một bản “đóng góp”, phản ánh đầy đủ quan điểm và những cam kết của mình đối với vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Các nước đã cam kết

Trong số nhưng nước nộp bản đóng góp đầu tiên có 28 nước thành viên EU, Mỹ, Nga...Trong bản đóng góp của mình, Mỹ cam kết giảm  từ 26% - 28% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến 2025 so với năm 2005. Nga cam kết giảm 25%-30% từ nay đến 2030 so với 1990. Các thành viên EU dự tính giảm 40% lượng khí thải từ nay đến 2030 so với 1990. Mexico là nước đang phát triển đầu tiên nộp đơn với cam kết giảm 22% lượng khí thải vào năm 2030.

Nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đặc biệt là TQ và Ấn Độ khó khăn trong việc phác thảo cam kết do vấn đề khá mới mẻ, liên quan đến nhiều lĩnh vực và lợi ích kinh tế mỗi nước. Nhân chuyến thăm Pháp tháng 6/2015 của Thủ tướng Lý Khắc Cường, TQ đã đưa ra cam kết giảm 20%-25% năng lượng hóa thạch, giảm bớt 60%-65% nồng độ khí thải CO2 vào nội dung đóng góp cho COP21.

Với kế hoạch của mình, Tổng thống Obama muốn bổ sung bảng thành tích nhiệm kỳ của mình trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, một lĩnh vực mà từ lâu nay Mỹ thường thể hiện thái độ tiêu cực khi luôn lẩn tránh các cam kết và trách nhiệm đóng góp. Là nước có lượng khí thải CO2 lớn thứ hai thế giới, và là nước có khả năng đóng góp tài chính lớn nhất, thái độ mới của Mỹ sẽ góp phần quan trọng trong việc đi tới một thỏa thuận mới tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu tại COP21./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

G7 lạc quan về triển vọng thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu
G7 lạc quan về triển vọng thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu

VOV.VN -Đó là nhận định của các Bộ trưởng Năng lượng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) trong cuộc họp ở Đức ngày 12/5.  

G7 lạc quan về triển vọng thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu

G7 lạc quan về triển vọng thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu

VOV.VN -Đó là nhận định của các Bộ trưởng Năng lượng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) trong cuộc họp ở Đức ngày 12/5.  

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều nguy cơ cho an ninh toàn cầu
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều nguy cơ cho an ninh toàn cầu

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama khẳng định biến đối khí hậu là một trong những ưu tiên chính trong 19 tháng nắm quyền còn lại của mình.

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều nguy cơ cho an ninh toàn cầu

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều nguy cơ cho an ninh toàn cầu

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama khẳng định biến đối khí hậu là một trong những ưu tiên chính trong 19 tháng nắm quyền còn lại của mình.

Năng lượng sạch - cuộc chiến không dễ dàng của Tổng thống Mỹ
Năng lượng sạch - cuộc chiến không dễ dàng của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Kế hoạch điện năng sạch mới được công bố của ông Obama đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than.

Năng lượng sạch - cuộc chiến không dễ dàng của Tổng thống Mỹ

Năng lượng sạch - cuộc chiến không dễ dàng của Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Kế hoạch điện năng sạch mới được công bố của ông Obama đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than.

Vấn đề biến đổi khí hậu bao trùm ngày thứ 2 của Hội nghị G7
Vấn đề biến đổi khí hậu bao trùm ngày thứ 2 của Hội nghị G7

VOV.VN -  Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết thắt chặt các tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Vấn đề biến đổi khí hậu bao trùm ngày thứ 2 của Hội nghị G7

Vấn đề biến đổi khí hậu bao trùm ngày thứ 2 của Hội nghị G7

VOV.VN -  Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết thắt chặt các tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

G7 đạt thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu
G7 đạt thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức  cho rằng “chưa khi nào các nước G7 lại thống nhất với nhau đến thế trong việc đưa ra các mục tiêu chung”.

G7 đạt thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu

G7 đạt thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu

VOV.VN - Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức  cho rằng “chưa khi nào các nước G7 lại thống nhất với nhau đến thế trong việc đưa ra các mục tiêu chung”.