Thủ tướng chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc hoàn thiện các quy định về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu là việc rất cần thiết, cấp bách...

Chiều 11/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp chuyên đề, cho ý kiến vào dự Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu cùng với phương án đề nghị sửa đổi bổ sung các Luật liên quan đến Luật quy hoạch. Đây là những dự luật sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tới.


Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" theo Quyết định số 254 của Thủ tướng năm 2012, đến nay, về cơ bản, các tổ chức tín dụng yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát; đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng; tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn; các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.

Tuy vậy, quá trình tái cơ cấu vẫn có những bất cập, hạn chế. Theo Ngân hàng Nhà nước, đó là do khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện như: quy định về thẩm quyền của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước khi xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa đầy đủ; tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém còn khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng giải pháp phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng yếu kém; thiếu giải pháp hỗ trợ tài chính hiệu quả để phục hồi các tổ chức tín dụng yếu kém; quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất...

Bộ Trưởng Bộ Tư pháp phát biểu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình bày dự án luật.

Để xử lý triệt để các vướng mắc này thì cần ban hành luật riêng, giúp thúc đẩy quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu nhanh hơn. Do vậy, việc ban hành các Luật riêng về cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp thiết, vừa tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng, vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Sau khi nghe ý kiến các thành viên Chính phủ, đại diện các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc hoàn thiện các quy định về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu là việc rất cần thiết, rất cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế-xã hội. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự thảo một luật sửa đổi bổ sung sửa đổi một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, để trình Quốc hội xem xét cùng lúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Sau khi Chính phủ đã cho ý kiến vào phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan đến Luật quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật này cần thực hiện đúng trình tự của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai. Khi trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ đề nghị đưa danh mục 32 luật cần sửa vào phụ lục, sau đó đưa nội dung sửa đổi 32 luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.

Thủ tướng nêu rõ, tại kỳ họp bắt đầu từ ngày 22/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận nhiều báo cáo và các dự luật. Chính vì vậy, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành phối hợp chặt chẽ chuẩn bị các báo cáo, tờ trình liên quan, không để xảy ra chậm trễ./.    

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước
Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp.

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

Tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Myanmar
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Myanmar

VOV.VN - Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Kyaw Soe Win.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Myanmar

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Myanmar

VOV.VN - Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Kyaw Soe Win.

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương
Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

VOV.VN - Cần tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

VOV.VN - Cần tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển

VOV.VN - Ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển Stefan Lofven sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Stockholm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển

VOV.VN - Ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Thuỵ Điển Stefan Lofven sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Stockholm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Qatar
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Qatar

VOV.VN - Chiều 10/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Qatar tại Việt Nam, ông Mohamed Ismail Al Emadi đến chào xã giao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Qatar

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Qatar

VOV.VN - Chiều 10/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Qatar tại Việt Nam, ông Mohamed Ismail Al Emadi đến chào xã giao.