Điều gì đằng sau sóng ngầm di cư của người giàu?

Chúng ta quan tâm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam thì cũng cần quan tâm giữ những doanh nghiệp nội địa giỏi.

Nếu những người có nguồn tiền không sạch muốn chuyển tiền ra khỏi VN có thể không khó hiểu, thì điều cần quan tâm là những doanh nhân, người giàu muốn chuyển tiền khỏi VN.

Cần tránh việc doanh nhân bỗng nhiên bị rơi vào bĩ cực vì chính sách thay đổi. Trong ảnh: tại một doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ - (Ảnh: T.Hương)

Xu hướng ngược chiều...

Những ngày gần đây, thông tin trên báo chí khiến chúng ta phải suy nghĩ. VN đã đứng thứ 6 trong năm 2016 và liên tục nằm trong top 10 các quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ, theo công bố của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ.

Lưu ý là số tiền 3,06 tỉ USD để mua nhà, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc... Con số này thật lớn nếu so với 5,7 tỉ USD của bà con kiều bào đang đầu tư về VN qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài).

Trong những năm qua, bên cạnh những thông tin tích cực về luồng vốn FDI vào VN, ít ai để ý đến một xu hướng ngược chiều, nhiều thương hiệu Việt khá thành công đã được những tập đoàn nước ngoài mua lại qua những phi vụ M&A (mua bán sáp nhập).

Đằng sau những phi vụ M&A thành công kia, có bao nhiêu những người chủ Việt tiếp tục kinh doanh tại VN? Bao nhiêu người không còn ao ước phát triển sản nghiệp, thương hiệu truyền đời? M&A để có vốn chuyển hướng kinh doanh, đầu tư mới là một tín hiệu lành mạnh. Nhưng M&A để rút lui, để đi mua bất động sản ở các nước tiên tiến lại là một xu hướng đáng lo ngại.

Điều dễ thấy là chưa bao giờ ở VN nở rộ các hội thảo tư vấn đầu tư định cư, đầu tư có quốc tịch... nhiều đến như vậy. Trong các cuộc gặp, nói chuyện với bạn bè làm doanh nhân, tôi thấy một trong những chủ đề quen thuộc hay được đem ra bàn là thể thức, thủ tục nhập quốc tịch các quốc gia...

Tạo đất lành để chim đậu

Liệu đã đến lúc cần chú ý về những cơn sóng ngầm di cư của những người giàu, những doanh nhân thành công tại VN? Lý do nhiều doanh nhân muốn ra đi là gì? Họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh tốt hơn ở nước ngoài? Hay họ có mối lo dần lớn, cảm thấy không yên tâm về môi trường kinh doanh và làm ăn hiện nay?

Họ lo lắng về sự đi xuống của chất lượng môi trường sống? Hay họ muốn con cái và gia đình tương lai sau này thụ hưởng cuộc sống có chất lượng giáo dục và môi trường tốt hơn?...

Cũng cần để ý thông tin VN đã nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) cho biết từ năm 1990 đến 2015, có trên 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài (trung bình mỗi năm gần 100.000 người). Những người giàu ra đi thực sự là điều cần quan tâm. Có lẽ đã đến lúc cần thống kê.

Doanh nhân, người giỏi cần một môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng phải ổn định và an toàn. Tài sản, sản nghiệp của họ phải được đảm bảo chắc chắn. VN hơn lúc nào hết cần cải cách hệ thống tư pháp mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền tài sản của người dân, không hình sự hóa các giao dịch kinh tế - dân sự.

Các chính sách phải nhất quán, thống nhất, không thể để tình trạng một ngành hàng đang kinh doanh thuận lợi nhanh chóng rơi vào bĩ cực vì chính sách thay đổi.

Không chỉ là nơi để kinh doanh, muốn VN là một chốn sống yên bình thì cần phải bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn xã hội. Giáo dục và y tế cần phát triển cũng là nhiệm vụ cấp bách.

“Đất lành chim đậu”, VN cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiện hữu mối lo “chảy máu” ngoại tệ
Hiện hữu mối lo “chảy máu” ngoại tệ

VOV.VN - Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu Việt Nam vẫn tiếp tục áp dụng 0% lãi suất USD, ngoại tệ có thể "chảy" ra nước ngoài.

Hiện hữu mối lo “chảy máu” ngoại tệ

Hiện hữu mối lo “chảy máu” ngoại tệ

VOV.VN - Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu Việt Nam vẫn tiếp tục áp dụng 0% lãi suất USD, ngoại tệ có thể "chảy" ra nước ngoài.

Cách mua nhà đất thông minh tránh bị bẫy lừa
Cách mua nhà đất thông minh tránh bị bẫy lừa

VOV.VN - Trước khi quyết định kí hợp đồng mua bán bất động sản, nếu quan tâm những thông tin này sẽ giúp khách hàng giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Cách mua nhà đất thông minh tránh bị bẫy lừa

Cách mua nhà đất thông minh tránh bị bẫy lừa

VOV.VN - Trước khi quyết định kí hợp đồng mua bán bất động sản, nếu quan tâm những thông tin này sẽ giúp khách hàng giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Người Việt bỏ 3 tỉ USD mua nhà ở Mỹ năm 2016
Người Việt bỏ 3 tỉ USD mua nhà ở Mỹ năm 2016

 Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ, công dân Việt Nam đã bỏ ra khoảng 3,06 tỉ USD để mua nhà ở Mỹ năm 2016.

Người Việt bỏ 3 tỉ USD mua nhà ở Mỹ năm 2016

Người Việt bỏ 3 tỉ USD mua nhà ở Mỹ năm 2016

 Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ, công dân Việt Nam đã bỏ ra khoảng 3,06 tỉ USD để mua nhà ở Mỹ năm 2016.

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?
Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

VOV.VN - Trong bổi cảnh FED liên tục tăng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ từ Việt Nam.

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

Liệu Việt Nam có 'chảy máu’ ngoại tệ khi FED liên tục tăng lãi suất?

VOV.VN - Trong bổi cảnh FED liên tục tăng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ 'chảy máu' ngoại tệ từ Việt Nam.

Bộ Xây dựng yêu cầu khoanh vùng người nước ngoài mua nhà
Bộ Xây dựng yêu cầu khoanh vùng người nước ngoài mua nhà

Bộ Xây dựng vừa có công văn về việc thực hiện quy định của Luật Nhà ở về mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ Xây dựng yêu cầu khoanh vùng người nước ngoài mua nhà

Bộ Xây dựng yêu cầu khoanh vùng người nước ngoài mua nhà

Bộ Xây dựng vừa có công văn về việc thực hiện quy định của Luật Nhà ở về mua và sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.