Cần cân nhắc kỹ việc cho nước ngoài thuê mặt nước biển

VOV.VN - Ban soạn thảo dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi) cần cân nhắc việc giao cấp tỉnh có thẩm quyền cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi) trước Quốc hội ngày 6/6, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc giao UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển. Ông Dũng cho rằng, việc này khó khả thi đối với các dự án có quy mô đầu tư trên diện tích lớn, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh.

Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 
Mặt khác, ông Dũng cho hay, đối với mô hình nuôi khơi (nuôi xa bờ), theo Nghị định 51/2014/NĐ-CP về quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, UBND cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền giao, cho thuê từ vùng biển 03 hải lý trở vào.

Bên cạnh đó, do đặc thù của mô hình này là xa vùng bờ nên khó kiểm soát và ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, cần có sự đánh giá tổng hợp của các cơ quan chuyên ngành Trung ương. Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị quy định thẩm quyền giao, cho thuê đối với những trường hợp này cho Chính phủ, Bộ. Đồng thời, cần quy định chi tiết trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ liên quan trước khi giao, cho thuê mặt nước.

Ông Dũng nhấn mạnh: Việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam là một chủ trương đúng đắn để phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc quy định cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản là phương thức mới, diện tích vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam rộng lớn với gần 01 triệu km2, tiếp giáp với nhiều quốc gia, do vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng một số vấn đề về quốc phòng - an ninh để bảo đảm hài hòa lợi ích phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

 Ngoài ra, theo báo cáo thẩm tra, Ban soạn thảo cần quy định chặt chẽ việc giao mặt nước biển không thu tiền cho các cá nhân sinh sống tại huyện để nuôi trồng thủy sản, tránh việc cho các tổ chức cá nhân khác thuê lại để trục lợi.

Về quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 46 dự thảo luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ban soạn thảo xem xét, quy định chặt chẽ hơn đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển nhượng, cho thuê lại với tổ chức, cá nhân nước ngoài để tránh tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
Nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản

VOV.VN - Các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận những kiến nghị, từ đó kịp thời hoàn thiện quy định tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản

Nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản

VOV.VN - Các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận những kiến nghị, từ đó kịp thời hoàn thiện quy định tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Tập trung chế biến sâu mới nâng cao giá trị thủy sản
Tập trung chế biến sâu mới nâng cao giá trị thủy sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chỉ có chế biến sâu mới giải quyết được chuỗi giá trị dài, giải quyết được nguồn lao động.

Tập trung chế biến sâu mới nâng cao giá trị thủy sản

Tập trung chế biến sâu mới nâng cao giá trị thủy sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chỉ có chế biến sâu mới giải quyết được chuỗi giá trị dài, giải quyết được nguồn lao động.

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật
Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

VOV.VN - Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu là một trong những cản trở lớn của ngành thủy sản trong năm nay.

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

VOV.VN - Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu là một trong những cản trở lớn của ngành thủy sản trong năm nay.

Thời hạn Giấy phép khai thác thủy sản có thể tăng lên 60 tháng
Thời hạn Giấy phép khai thác thủy sản có thể tăng lên 60 tháng

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định thay đổi thời hạn Giấy phép khai thác (từ 12 tháng lên 60 tháng) nhằm giảm thủ tục hành chính.

Thời hạn Giấy phép khai thác thủy sản có thể tăng lên 60 tháng

Thời hạn Giấy phép khai thác thủy sản có thể tăng lên 60 tháng

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định thay đổi thời hạn Giấy phép khai thác (từ 12 tháng lên 60 tháng) nhằm giảm thủ tục hành chính.