Exxon kiện Chính phủ Mỹ vì bị phạt 2 triệu USD do làm ăn với Nga

VOV.VN - Tập đoàn Exxon đã đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ vì đã phạt tập đoàn này số tiền 2 triệu USD do làm ăn với tập đoàn năng lượng Rosneft của Nga.

Reuters dẫn tuyên bố từ phía Exxon nhấn mạnh, việc Chính phủ Mỹ phạt tập đoàn này là “trái với quy định của pháp luật” và thể hiện “sự thất thường” của giới cầm quyền Mỹ.

CEO Exxon Tillerson (trái) và Chủ tịch Rosneft Igor Sechin ký kết hợp đồng làm ăn hồi năm 2012. Ảnh: Sputnik

Exxon đang bị Bộ Tài chính ép?

Trước đó, ngày 20/6, Bộ Tài chính Mỹ đã phạt tập đoàn Exxon số tiền 2 triệu USD với lý do đã “bất chấp” lệnh cấm các công ty của Mỹ làm ăn với Nga kể từ năm 2014, thời điểm Ngoại trưởng Mỹ hiện tại Rex Tillerson là CEO của tập đoàn này.

Cụ thể, theo Văn phòng Quản lý Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài Chính Mỹ, từ ngày 14-23/5/2014, các quan chức Exxon đã ký 8 văn bản với người đứng đầu tập đoàn Rosneft Igor Sechin.

Theo OFAC, Exxon đã “bất chấp lệnh trừng phạt của Chính phủ Mỹ” bằng việc ký kết các hợp đồng làm ăn với ông Sechin chỉ vài tuần sau khi Mỹ liệt ông này cùng nhiều quan chức khác của Nga vào danh sách trừng phạt.

Theo các chuyên gia, vụ Exxon kiện Chính phủ Mỹ gây chấn động bởi số tiền phạt 2 triệu USD mà Chính phủ Mỹ áp đặt chỉ là “muối bỏ bể” so với khoản lợi nhuận “khủng” lên đến 7,84 tỷ USD vào năm 2016.

Trong tuyên bố của mình, Exxon nhấn mạnh, quyết định phạt của Chính phủ Mỹ “về cơ bản là bất công” và đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ lên Tòa án bang Texas- nơi đặt trụ sở của tập đoàn.

Trong đơn kiện dài 21 trang, Exxon nhấn mạnh, việc ông Sechin “bị đưa vào danh sách trừng phạt chỉ mang tính chất cá nhân” và các chỉ dẫn của chính quyền Mỹ vào thời điểm đó nêu rõ rằng “lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các cá nhân chỉ có tác động đến tài sản riêng của họ chứ không cấm việc các cá nhân hay công ty của Mỹ làm ăn với các công ty do các cá nhân chịu lệnh trừng phạt của Mỹ quản lý”.

Ông Rex Tillerson rời vị trí CEO của Exxon để đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào cuối năm 2016. Với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có việc hỗ trợ Tổng thống đưa ra quyết định về các lệnh trừng phạt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ngày 20/6 tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ rất bất ngờ về việc tập đoàn Exxon bị Bộ Tài chính Mỹ phạt. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết, OFAC chỉ thông báo đến các luật sư của Exxon mà “không tham vấn Ngoại trưởng Tillerson”.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng, dù Bộ Ngoại giao Mỹ “có tiếng nói rất quan trọng” liên quan đến việc áp đặt các lệnh trừng phạt, riêng trong vụ Exxon, Bộ này sẽ không đóng vai trò gì bởi quyền phạt Exxon nằm trong tay OFAC.

Cơm không lành, canh chẳng ngọt

Mối quan hệ không mấy nồng ấm giữa Bộ Tài chính Mỹ và Exxon bắt đầu từ tháng 7/2014 khi OFAC gửi công văn yêu cầu Exxon ra hầu tòa bất chấp quan điểm của Exxon rằng, họ đã “tuân thủ triệt để” chỉ dẫn của Tổng thống Mỹ lúc đó Barack Obama.

Người phát ngôn Alan Jeffers chỉ trích Bộ Tài chính Mỹ “cố tình áp đặt một cách diễn giải mới cho một vụ việc trong quá khứ đi ngược lại với những chỉ dẫn trước đó. Hành vi của OFAC về cơ bản là bất công”.

Exxon cũng viện dẫn tuyên bố của đại diện Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 5/2014 rằng CEO của BP Bob Dudley- một công dân Mỹ- có quyền tiếp tục tham gia vào các cuộc họp HĐQT của Rosneft liên quan đến công việc làm ăn của tập đoàn này. Đáp lại, OFAC cho rằng, tuyên bố trên của đại diện Bộ Tài chính Mỹ không được coi là căn cứ để xem xét vụ việc của Exxon.

Ngoài ra, theo OFAC, những chỉ dẫn được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ vào thời điểm Exxon ký kết hợp đồng làm ăn với ông Sechin nêu rõ, các cá nhân hoặc công ty của Mỹ cần phải đảm bảo rằng, họ không ký kết các hợp đồng với các cá nhân chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. OFCA cũng tuyên bố, bằng việc ký kết làm ăn với ông Sechin, Exxon đã “gây tổn hại nghiêm trọng” đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ông David Mortlock, cựu quan chức Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống Barack Obama và hiện là luật sư của hãng Willkie Farr & Gallagher nhận định, Exxon sẽ không bị Bộ Tài chính phạt nếu họ ký kết với một quan chức khác của Rosneft không chịu lệnh trừng phạt của Mỹ như ông Sechin.

“Lẽ ra họ nên yêu cầu một người khác [có thể là đại diện của ông Sechin-ND] ký thay. Đáng tiếc là chính ông Sechin lại đặt bút ký kết các hợp đồng này”, ông Mortlock nhấn mạnh.

Đáp lại, Exxon cho rằng, làm như vậy là “xúc phạm đối tác” và không phù hợp với các thông lệ kinh doanh thông thường. Người phát ngôn của Exxon Jeffers nhấn mạnh: “Không có chuyện bạn yêu cầu đối tác thương mại của mình để một ai đó ngoài CEO ký vào các hợp đồng thương mại”.

Exxon: Trừng phạt Nga chỉ làm hại cho Mỹ

Từ lâu, Exxon đã bày tỏ quan điểm phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga vì cho rằng, điều này chỉ làm hại đến các lợi ích về kinh tế của Mỹ trong khi lại làm lợi cho các đối thủ kinh doanh ở châu Âu.

Bản thân ông Tillerson khi còn là CEO của Exxon cũng công khai tuyên bố không ủng hộ các lệnh trừng phạt. Theo ông Tillerson, các lệnh trừng phạt là không hiệu quả “trừ khi được tiến hành một cách triệt để”.

“Trừng phạt Nga” cũng đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc phê chuẩn ông Tillerson làm Ngoại trưởng hồi tháng 1 vừa qua. Tại thời điểm đó, cả nghị sĩ Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều lo ngại rằng, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Tại thời điểm đó, ông Tillerson lại nhắc lại quan điểm khi còn là CEO Exxon rằng: “Các lệnh trừng phạt được công bố về bản chất sẽ làm hại các doanh nghiệp Mỹ”. Ông Tillerson cũng khẳng định rằng Exxon “không bao giờ vận động hành lang phản đối các lệnh trừng phạt”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga trông đợi gì từ việc CEO Exxon Mobil được chọn là Ngoại trưởng Mỹ?
Nga trông đợi gì từ việc CEO Exxon Mobil được chọn là Ngoại trưởng Mỹ?

VOV.VN - Việc lựa chọn ông Rex Tillerson - một người “thực tế”, “chuyên nghiệp” và được coi là “người bạn” của Putin được cho là một tin tốt lành với Nga.

Nga trông đợi gì từ việc CEO Exxon Mobil được chọn là Ngoại trưởng Mỹ?

Nga trông đợi gì từ việc CEO Exxon Mobil được chọn là Ngoại trưởng Mỹ?

VOV.VN - Việc lựa chọn ông Rex Tillerson - một người “thực tế”, “chuyên nghiệp” và được coi là “người bạn” của Putin được cho là một tin tốt lành với Nga.

CEO của Exxon Mobil có thể là Ngoại trưởng trong chính quyền Trump
CEO của Exxon Mobil có thể là Ngoại trưởng trong chính quyền Trump

VOV.VN - Ngày 9/12, một quan chức Mỹ cho biết, CEO của tập đoàn Exxon Mobil đang là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Trump.

CEO của Exxon Mobil có thể là Ngoại trưởng trong chính quyền Trump

CEO của Exxon Mobil có thể là Ngoại trưởng trong chính quyền Trump

VOV.VN - Ngày 9/12, một quan chức Mỹ cho biết, CEO của tập đoàn Exxon Mobil đang là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Trump.

Ông Trump sẽ lựa chọn CEO Exxon Mobil Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ
Ông Trump sẽ lựa chọn CEO Exxon Mobil Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa lựa chọn Tổng Giám đốc điều hành hãng Exxon Mobil Rex Tillerson làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Trump sẽ lựa chọn CEO Exxon Mobil Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ

Ông Trump sẽ lựa chọn CEO Exxon Mobil Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa lựa chọn Tổng Giám đốc điều hành hãng Exxon Mobil Rex Tillerson làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cựu CEO Exxon phải từ bỏ 240 triệu USD nếu trở thành Ngoại trưởng Mỹ
Cựu CEO Exxon phải từ bỏ 240 triệu USD nếu trở thành Ngoại trưởng Mỹ

VOV.VN - Rex Tillerson, cựu CEO của tập đoàn Exxon Mobil, người ông Trump đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ, sẽ phải từ bỏ 240 triệu USD nếu nhậm chức.

Cựu CEO Exxon phải từ bỏ 240 triệu USD nếu trở thành Ngoại trưởng Mỹ

Cựu CEO Exxon phải từ bỏ 240 triệu USD nếu trở thành Ngoại trưởng Mỹ

VOV.VN - Rex Tillerson, cựu CEO của tập đoàn Exxon Mobil, người ông Trump đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ, sẽ phải từ bỏ 240 triệu USD nếu nhậm chức.