Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, một trong các biểu hiện mạo hiểm là có thể đầu tư cho 5-10 dự án, nhưng chỉ có 1 dự án thành công.

Để đạt được mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ năm 2020 theo Chương trình khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang tiến hành nhiều hoạt động giúp các doanh nghiệp khoa học công nghệ khởi nghiệp. Bên lề Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ được tổ chức mới đây tại Hà Nội, phóng viên VOV phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân về vấn đề này.

PV: Thưa ông, với việc tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp như thế này, Bộ Khoa học và Công nghệ có kỳ vọng gì?


Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân

Ông Nguyễn Quân: Từ trước đến nay, chúng ta thường nói nghiên cứu không đi đôi với sản xuất kinh doanh hay nói khác đi chúng ta chưa kết nối được các viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp. Vì thế, nhiều sản phẩm khoa học của ta mặc dù có chất lượng rất tốt nhưng lại không trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ cho xã hội.

Việc tổ chức các sự kiện như thế này sẽ giúp những người có ý tưởng, sản phẩm khoa học, kết quả nghiên cứu thành công giới thiệu, trình diễn kết quả của mình. Như vậy, các nhà đầu tư khi đến đây sẽ nhìn thấy khả năng ứng dụng, triển vọng trở thành sản phẩm của xã hội để đầu tư.

Ở Việt Nam khái niệm đầu tư mạo hiểm còn rất mới. Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm. Có thể đầu tư cho 5-10 dự án, nhưng chỉ có 1 dự án thành công. Vì vậy, ở Việt Nam chưa chấp nhận việc đầu tư mạo hiểm hay nói cách khác chúng ta vẫn còn dè dặt với đầu tư mạo hiểm. Khi đầu tư mạo hiểm không được quan tâm, xác suất thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ rất hạn chế. Sự kiện như thế này cũng sẽ giúp đưa nhà đầu tư quốc tế đến với nhà sáng tạo Việt Nam.

Có thể có ý tưởng tốt nhưng nếu không có sự đầu tư thì không bao giờ có sản phẩm. Các nhà đầu tư đem đến đây những kinh nghiệm. Họ sẽ đánh giá các sản phẩm khoa học của sinh viên, nhà khoa học trẻ và thậm chí của cả những người làm khoa học không chuyên. Khi đầu tư họ có thể mạo hiểm, nhưng tôi tin là họ sẽ thành công.

PV: Tuy hiện nay cả đơn vị khởi nghiệp và nhà đầu tư có rất nhiều nhưng dường như rất ít đơn vị tìm được tiếng nói chung. Vậy, vai trò làm cầu nối của Bộ Khoa học và Công nghệ là như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quân: Cách đây 10 năm, đã khởi xướng phong trào bằng việc tổ chức các chợ công nghệ, thiết bị ở quy mô quốc gia và gần đây là quy mô quốc tế. Các nhà khoa học mang đến chợ công nghệ, thiết bị sản phẩm của mình, kết quả nghiên cứu được nghiệm thu xuất sắc, vật mẫu, sản phẩm chế thử, thậm chí là ý tưởng.

Chúng tôi cũng mời cả các nhà khoa học không chuyên là bà con nông dân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trưng bày sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp tham gia chợ công nghệ, thiết bị sẽ tìm hiểu để thấy cái nào phù hợp, có triển vọng để thương mại hóa, họ sẽ phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học để hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, chúng tôi đã trình Thủ tướng ban hành quyết định về phát triển thị trường khoa học công nghệ. Những sự kiện chúng tôi đã tổ chức như sự kiện kết nối cung cầu là một dạng kết nối giữa người nghiên cứu và doanh nghiệp. Các sự kiện này đã được tổ chức ở Thái Bình, Phú yên, Hải Phòng…

Đồng thời, với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi cũng đã trình Chính phủ ban hành các chương trình quốc gia hỗ trợ cho doanh nghiệp. Khi có sự hỗ trợ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí mua các sản phẩm trí tuệ, bằng sáng chế của nước ngoài để nghiên cứu làm chủ và ứng dụng tạo ra các sản phẩm mới cho Việt Nam.

Năm 2016 sắp tới sẽ đầy thách thức khi chúng ta trở thành thành viên của TPP. Chúng ta sẽ ký hiệp định đối tác tự do thương mại với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga, Kazakhstan, Belarus hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đổi mới công nghệ, không có sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước bờ vực nguy hiểm. Bởi vì lúc đó không còn hàng rào thuế quan. Chúng ta sẽ cạnh tranh tự do, sòng phẳng với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

PV: Nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, ông có thông điệp gì đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, giới khoa học, thưa ông?

Ông Nguyễn Quân: Thông điệp của tôi đối với Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 đó là giới khoa học nói chung, những nhà khoa học trẻ nói riêng, hãy nung nấu tinh thần khởi nghiệp, ý chí sáng tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp. Hãy làm những điều doanh nghiệp yêu cầu, nghiên cứu những gì xã hội cần để chúng ta có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, có nhiều sản phẩm được ứng dụng vào sản xuất để Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác trong bối cảnh hiện nay.

PV: Cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2.000 sinh viên dự “Ngày hội Khởi nghiệp và việc làm Nhật Bản”
2.000 sinh viên dự “Ngày hội Khởi nghiệp và việc làm Nhật Bản”

VOV.VN - Dịp này, Đại học Đà Nẵng đã biểu dương và trao thưởng cho 10 sinh sinh viên vượt khó, học giỏi.

2.000 sinh viên dự “Ngày hội Khởi nghiệp và việc làm Nhật Bản”

2.000 sinh viên dự “Ngày hội Khởi nghiệp và việc làm Nhật Bản”

VOV.VN - Dịp này, Đại học Đà Nẵng đã biểu dương và trao thưởng cho 10 sinh sinh viên vượt khó, học giỏi.

IFD 2014 và cơ hội khởi nghiệp cho nhiều du học sinh Việt Nam
IFD 2014 và cơ hội khởi nghiệp cho nhiều du học sinh Việt Nam

VOV.VN - IFD 2014 được tổ chức nhằm kết nối nguồn nhân lực cao cấp là các cựu du học sinh Việt Nam khắp thế giới nhằm tạo ra một thế hệ doanh nhân năng động. 

IFD 2014 và cơ hội khởi nghiệp cho nhiều du học sinh Việt Nam

IFD 2014 và cơ hội khởi nghiệp cho nhiều du học sinh Việt Nam

VOV.VN - IFD 2014 được tổ chức nhằm kết nối nguồn nhân lực cao cấp là các cựu du học sinh Việt Nam khắp thế giới nhằm tạo ra một thế hệ doanh nhân năng động. 

Du học sinh Việt Nam có nên về nước khởi nghiệp?
Du học sinh Việt Nam có nên về nước khởi nghiệp?

VOV.VN - Nơi nào có nhiều khó khăn thì cũng có nhiều cơ hội cho những người có tài, có tâm muốn đóng góp tạo nên thay đổi cho đất nước.

Du học sinh Việt Nam có nên về nước khởi nghiệp?

Du học sinh Việt Nam có nên về nước khởi nghiệp?

VOV.VN - Nơi nào có nhiều khó khăn thì cũng có nhiều cơ hội cho những người có tài, có tâm muốn đóng góp tạo nên thay đổi cho đất nước.

Sẽ tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên 2,5 triệu thanh niên
Sẽ tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên 2,5 triệu thanh niên

VOV.VN -Theo tân Chủ tịch Hội LHTN VN, ngay sau Đại hội, cần khẩn trương xây dựng chương trình hành động, triển khai ngay những nội dung đã được thông qua

Sẽ tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên 2,5 triệu thanh niên

Sẽ tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên 2,5 triệu thanh niên

VOV.VN -Theo tân Chủ tịch Hội LHTN VN, ngay sau Đại hội, cần khẩn trương xây dựng chương trình hành động, triển khai ngay những nội dung đã được thông qua

Steve Jobs và Bill Gates khởi nghiệp thế nào?
Steve Jobs và Bill Gates khởi nghiệp thế nào?

VOV.VN -Để trở thành ông chủ, trước hết bạn cần phải có tư duy của một người lãnh đạo – quyết đoán, tham vọng, và... “liều”.

Steve Jobs và Bill Gates khởi nghiệp thế nào?

Steve Jobs và Bill Gates khởi nghiệp thế nào?

VOV.VN -Để trở thành ông chủ, trước hết bạn cần phải có tư duy của một người lãnh đạo – quyết đoán, tham vọng, và... “liều”.