Hình thức đầu tư BT dễ bị biến tướng vì lợi ích nhóm

VOV.VN - Bất cập của BT là công tác lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, rất dễ bị bóp méo, biến tướng do thiếu công khai minh bạch, vì lợi ích nhóm…

Tại hội thảo về cơ chế đầu tư BT (xây dựng – chuyển giao) do Kiểm toán Nhà nước tổ chức sáng nay (19/10), nhiều nhà quản lý, chuyên gia cho rằng, tuy ít vấp phải phản ứng từ dư luận như dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) do người dân không phải bỏ tiền túi một cách trực tiếp để thanh toán nhưng hình thức đầu tư BT lại dễ bị bóp méo, biến tướng do thiếu công khai, minh bạch vì lợi ích nhóm, những khoản lợi sinh lời vô cùng lớn từ cơ hội sở hữu “đất vàng”.

Đại biểu tại Hội thảo khoa học "Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện" cho biết, các dự án BT hầu hết chỉ định thầu

Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, từ những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã thu hút nguồn lực từ nước ngoài thông qua hình thức Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là BT hay đổi đất lấy hạ tầng), một hình thức của đầu tư đối tác công tư (PPP). Nhưng sau khi thị trường bất động sản “hạ sốt ", hàng loạt doanh nghiệp, nhà đầu tư BT đã bộc lộ sự hạn chế về nguồn lực, dẫn đến không ít dự án triển khai dở dang, kém hiệu quả…

Theo ông Phớc, những bất cập của nhiều dự án BT là do việc không xây dựng và công bố kế hoạch dự án hoặc có nhưng chậm, và công tác lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, hầu hết chỉ định thầu.

Hệ quả là không phát huy tốt nhất được nguồn lực xã hội, nhiều nhà đầu tư tại thời điểm được thẩm định, đánh giá và lựa chọn để thực hiện dự án có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo năng lực và thiếu kinh nghiệm quản lý, ông Phớc nói.

Ông Hồ Đức Phớc - Tổng kiểm toán Nhà nước

Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư yếu kém không đảm bảo tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, phải gia hạn hợp đồng, làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách, kịp thời như chủ trương đề ra ban đầu.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa – Phó giám đốc Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Kiểm toán Nhà nước) cho rằng, bản chất của dự án BT là một giao dịch mua sắm công với điều kiện thanh toán chậm hay thanh toán sau. Mặc dù là hoạt động mua – bán nhưng dự án BT lại không theo cơ chế thị trường bởi bên mua (nhà nước) không có sản phẩm cùng loại để có thể lựa chọn, còn bên bán (nhà đầu tư) không có ai phải cạnh tranh trực tiếp trong chào giá cạnh tranh.

Về giá cả đối với bên bán, sẽ không thể có giá bán thị trường bởi nó được xác định theo quy trình dự toán và quyết toán của một dự án đầu tư - vốn rất phức tạp để xác định và dễ bị thay đổi theo hướng tăng lên bởi nhiều yếu tố phi thị trường. Mỗi con số đều phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền. Đây là lỗ hổng lớn và là mảnh đất màu mỡ khiến nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, ông Hòa nhấn mạnh./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM
Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư BT, BOT tại TP HCM.

Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư BT, BOT tại TP HCM.

TP HCM nói gì về dự án BOT, BT sai phạm gần 2.200 tỷ?
TP HCM nói gì về dự án BOT, BT sai phạm gần 2.200 tỷ?

VOV.VN - Người phát ngôn UBND TP HCM khẳng định không có lợi ích nhóm, không làm thất thoát ngân sách trong các dự án BOT, BT.

TP HCM nói gì về dự án BOT, BT sai phạm gần 2.200 tỷ?

TP HCM nói gì về dự án BOT, BT sai phạm gần 2.200 tỷ?

VOV.VN - Người phát ngôn UBND TP HCM khẳng định không có lợi ích nhóm, không làm thất thoát ngân sách trong các dự án BOT, BT.

Đầu tư theo hình thức BT: Nhiều lỗ hổng
Đầu tư theo hình thức BT: Nhiều lỗ hổng

Nhiều dự án BT bị đội vốn gây thất thoát tài sản nhà nước hàng nghìn tỷ đồng đã bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi.

Đầu tư theo hình thức BT: Nhiều lỗ hổng

Đầu tư theo hình thức BT: Nhiều lỗ hổng

Nhiều dự án BT bị đội vốn gây thất thoát tài sản nhà nước hàng nghìn tỷ đồng đã bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi.