Tuần tới sẽ công bố nguyên nhân cháu bé mắc chứng đầu nhỏ

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 10 người nhiễm virus Zika.

Trong đó, lần đầu tiên phát hiện một cháu bé 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk bị chứng đầu nhỏ nghi do virus Zika gây ra. Về trường hợp này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa cho biết, tuần tới sẽ công bố rõ nguyên nhân dẫn đến chứng đầu nhỏ của cháu bé vừa nêu.

Ảnh minh họa.

Cháu bé mắc chứng đầu nhỏ tên là H’Lệ, 4 tuổi dân tộc Ê-đê ở huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Khi mang thai cháu H’Lệ 3 tháng, người mẹ có triệu chứng sốt, phát ban. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành xét nghiệm 5 lần thì cả 5 lần đều cho kết quả là trong cơ thể của người mẹ và cháu bé đã có kháng thể đối với virus Zika, chứng tỏ trước đó cả 2 mẹ con đều nhiễm virus này.
Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Viện đang phối hợp với Đại học Nagasaki, Nhật Bản để xét nghiệm xem cháu bé mắc chứng đầu nhỏ là do virus Zika hay do những nguyên nhân khác. Ông Đặng Đức Anh cho biết, tuần tới sẽ công bố kết quả xét nghiệm. Còn theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nước ta đang có sự lưu hành virus Zika trong muỗi Ades (còn gọi là muỗi vằn) nên nhiều khả năng dị tật đầu nhỏ của cháu H’Lệ liên quan đến virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu nói: “Hiện nay chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng chúng tôi đã tiến hành một loạt biện pháp như xử lý ổ dịch, phun hóa chất diệt muỗi, điều tra xem tại vùng dịch, các bà mẹ trong thời kỳ mang thai có bị các triệu chứng nhiễm Zika không. Nếu có, cần phải xét nghiệm để xác định, từ đó tư vấn, tuyên truyền chủ động phòng bệnh nhưng không hoang mang”.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết, hầu hết người nhiễm virus Zika có biểu hiện lâm sàng nhẹ và tự qua khỏi. Tuy nhiên, nếu thai phụ nhiễm virus này trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ dị tật đầu nhỏ ở thai nhi với tỉ lệ từ 1% đến 10%. Người dân không nên hoang mang, lo lắng, hãy phòng bệnh bằng cách diệt muỗi, bọ gậy, ngăn ngừa muỗi đốt. Phụ nữ có dự định mang thai, hay đang có thai không nên tới vùng có dịch. Trong thời kỳ mang thai nếu có triệu chứng mắc virus Zika như sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ… cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo TP HCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika
Lãnh đạo TP HCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika

VOV.VN - Chiều nay (18/10), bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika tại Quận 2.

Lãnh đạo TP HCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika

Lãnh đạo TP HCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika

VOV.VN - Chiều nay (18/10), bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika tại Quận 2.

Viện Pasteur khuyến cáo về virus Zika cho phụ nữ mang thai
Viện Pasteur khuyến cáo về virus Zika cho phụ nữ mang thai

VOV.VN - Phó GSTS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đưa ra khuyến cáo cho các phụ nữ trước khi mang thai nhằm phòng chống virus Zika.

Viện Pasteur khuyến cáo về virus Zika cho phụ nữ mang thai

Viện Pasteur khuyến cáo về virus Zika cho phụ nữ mang thai

VOV.VN - Phó GSTS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đưa ra khuyến cáo cho các phụ nữ trước khi mang thai nhằm phòng chống virus Zika.

Thêm 1 ca nhiễm virus Zika tại TP HCM
Thêm 1 ca nhiễm virus Zika tại TP HCM

VOV.VN - TP HCM vừa có thêm 1 người bị nhiễm virut Zika, nâng tổng số lên 5 người.

Thêm 1 ca nhiễm virus Zika tại TP HCM

Thêm 1 ca nhiễm virus Zika tại TP HCM

VOV.VN - TP HCM vừa có thêm 1 người bị nhiễm virut Zika, nâng tổng số lên 5 người.

“Tuyên truyền để phòng nhưng không kỳ thị với người bị Zika“
“Tuyên truyền để phòng nhưng không kỳ thị với người bị Zika“

VOV.VN - Công tác tuyên truyền về dịch bệnh Zika phải vừa đủ liều lượng để người dân không chủ quan và cũng không hoang mang, không gây kỳ thị.

“Tuyên truyền để phòng nhưng không kỳ thị với người bị Zika“

“Tuyên truyền để phòng nhưng không kỳ thị với người bị Zika“

VOV.VN - Công tác tuyên truyền về dịch bệnh Zika phải vừa đủ liều lượng để người dân không chủ quan và cũng không hoang mang, không gây kỳ thị.