Đại biểu Quốc hội: Khi dùng đồng tiền của dân thì phải công khai

VOV.VN - Tất cả các vấn đề về tài sản Nhà nước, vốn Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước... khi dùng đồng tiền của dân thì phải công khai.

Đây là quan điểm của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Hoàng Ngân, đoàn TP HCM, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, trong bối cảnh nhiều vấn đề về ngân sách, hiệu quả các dự án đầu tư ngàn tỷ nhưng kém hiệu quả đều không được công khai.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân

Dùng tiền của dân thì phải công khai

Ông Ngân cho rằng, không chỉ các báo cáo về các dự án lãng phí các vấn đề về ngân sách cũng cần công khai. Các doanh nghiệp Nhà nước sau này bắt buộc phải công khai báo cáo hàng năm vì sử dụng vốn của Nhà nước, của dân thì phải công khai... Nhưng quan trọng nữa, công khai ở thời điểm nào hợp lý nhất.

Về kế hoạch đầu tư công kế hoạch tài chính, nợ công trung hạn, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, số phân bổ ngân sách đầu tư trong 5 năm khoảng 2 triệu tỷ, nhưng đại biểu Quốc hội cũng mới nhận được một chồng hồ sơ thì làm sao đủ thời gian nghiên cứu hết. Giá như việc này được công khai, gửi cho đại biểu Quốc hội cách đây vài tháng để có đủ thời gian nghiên cứu, phân tích giữa lợi ích, chi phí và vốn đầu tư ra cũng như tác động lan toả của dự án để đại biểu “bấm nút” phân bổ vốn đầu tư.

Theo vị đại biểu này, việc công bố kế hoạch phân bổ vốn nhà nước như hiện nay là khá chậm, đáng lẽ những tài liệu này cần phải được gửi tới đại biểu từ trước. Mỗi đại biểu lại nắm lĩnh vực riêng nên cũng cần có tổ tư vấn phân tích các tài liệu này.

Nên tái đầu tư cho khu vực đang hiệu quả

Ông Ngân cho biết ông rất quan tâm tới việc phân bổ vốn đầu tư. GDP thời gian qua vốn quyết định 60%, trong thời gian tới dù có đổi mới thì vốn cũng quyết định tới 50%, nhưng vốn này được phân bổ thế nào, có đảm bảo tiêu chí hiệu quả về xã hội, đảm bảo ưu tiên cho an ninh quốc phòng... nhưng cũng phải đảm bảo tái đầu tư cho khu vực đang hiệu quả.

Những khu vực đang làm ăn hiệu quả cần đước tái đầu tư (Ảnh minh họa: Internet)

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng bày tỏ lo ngại trong phân bổ vốn 2 triệu tỷ tới đây, hơn 800.000 tỷ ngân sách địa phương thì để UBND tỉnh, thành phố quyết định, nhưng còn hơn 1,2 triệu tỷ ngân sách trung ương thì các ĐBQH phải quyết. Ông cho rằng, số tiền này sẽ dành 1 phần cho các cơ quan trung ương, bộ  ngành, còn lại 63 tỉnh thành là 435.000 tỷ. Tỷ lệ dân số tại TP HCM khoảng trên 10%, vậy ít nhất phải là 42.000 tỷ trong khi thực tế chỉ được phân bố 29.000 tỷ.

Đề cập đến các dự án ngàn tỷ đang "đắp chiếu" và mức độ an toàn của nợ công, ông Ngân cho biết, các tài liệu “đóng dấu mật” thì nhiều đại biểu cũng có ý kiến là số liệu thuộc về tài chính, ngân sách... thì phải công khai.

Trước bối cảnh Quốc hội phải quyết những số tiền khổng lồ như tái cơ cấu cần hơn 10 triệu tỷ, đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ..., đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết ông còn đang phân vân. "Tôi nghĩ qua thảo luận trên nghị trường thì cũng sẽ giúp Quốc hội, Chính phủ cân nhắc hết các ý kiến đại biểu để đưa tới quyết định cuối cùng. Về phía đại biểu cũng phải thể hiện chính kiến của mình để phân bố vốn đầu tư đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, giảm nợ công, nợ Chính phủ,” ông Ngân nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản vốn Nhà nước: Loay hoay tìm mô hình
Quản vốn Nhà nước: Loay hoay tìm mô hình

Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp như thế nào để tránh các những câu chuyện ồn ào như tại Sabeco vừa qua...?

Quản vốn Nhà nước: Loay hoay tìm mô hình

Quản vốn Nhà nước: Loay hoay tìm mô hình

Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp như thế nào để tránh các những câu chuyện ồn ào như tại Sabeco vừa qua...?

Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Không để mất thương hiệu quốc gia
Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Không để mất thương hiệu quốc gia

VOV.VN - Ngoài việc công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm, các doanh nghiệp cần có biện pháp pháp lý để giữ thương hiệu quốc gia sau khi bán vốn Nhà nước.

Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Không để mất thương hiệu quốc gia

Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Không để mất thương hiệu quốc gia

VOV.VN - Ngoài việc công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm, các doanh nghiệp cần có biện pháp pháp lý để giữ thương hiệu quốc gia sau khi bán vốn Nhà nước.

“Siêu” Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Tham vọng lớn, giám sát thế nào?
“Siêu” Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Tham vọng lớn, giám sát thế nào?

VOV.VN - Dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp đang thu hút dư luận.

“Siêu” Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Tham vọng lớn, giám sát thế nào?

“Siêu” Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Tham vọng lớn, giám sát thế nào?

VOV.VN - Dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp đang thu hút dư luận.

Bán vốn nhà nước ở những “con gà đẻ trứng vàng”: Làm sao cho sát giá?
Bán vốn nhà nước ở những “con gà đẻ trứng vàng”: Làm sao cho sát giá?

Việc làm thế nào có một mức giá sát với thị trường khi bán phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp là điều đặc biệt chú ý.

Bán vốn nhà nước ở những “con gà đẻ trứng vàng”: Làm sao cho sát giá?

Bán vốn nhà nước ở những “con gà đẻ trứng vàng”: Làm sao cho sát giá?

Việc làm thế nào có một mức giá sát với thị trường khi bán phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp là điều đặc biệt chú ý.

Cấp bách chuyên nghiệp hóa quản lý vốn nhà nước
Cấp bách chuyên nghiệp hóa quản lý vốn nhà nước

Việc một bộ quản lý ngành, vừa ban hành chính sách vừa sở hữu doanh nghiệp thuộc ngành đó đã tạo ra xung đột thị trường và lợi ích...

Cấp bách chuyên nghiệp hóa quản lý vốn nhà nước

Cấp bách chuyên nghiệp hóa quản lý vốn nhà nước

Việc một bộ quản lý ngành, vừa ban hành chính sách vừa sở hữu doanh nghiệp thuộc ngành đó đã tạo ra xung đột thị trường và lợi ích...