Châu Âu căng thẳng vì người nhập cư sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức

VOV.VN - Ngay tại Đức, quốc gia được coi là “thân thiện nhất” với người nhập cư, áp lực cũng buộc Chính phủ Đức phải có cách tiếp cận cứng rắn hơn.

Căng thẳng gia tăng trên khắp châu Âu liên quan tới người nhập cư sau vụ quấy rối phụ nữ trong đêm đón Năm mới 2016 tại Đức. Trong bối cảnh những tranh cãi về vấn đề người nhập cư cư vẫn đang âm ỉ, vụ việc ngay lập tức làm dấy lên những ý kiến phản ứng và buộc chính phủ nhiều nước, trong đó có Đức, quốc gia được xem “cởi mở nhất” phải có những biện pháp đối phó với làn sóng người nhập cư.

Biểu tình phản đối người tị nạn sau vụ gây rối ở Cologne, Đức. (Ảnh: AP)

Những con đường dẫn đến Đan Mạch và Thụy Điển trở nên khó khăn hơn đối với người nhập cư và tị nạn khi Chính phủ hai nước này áp dụng các biện pháp thắt chặt kiểm soát khu vực biên giới, trong đó bao gồm việc yêu cầu tất cả công dân phải trình hộ chiếu nếu muốn qua biên giới.

Quy định mới của chính phủ Đan Mạch được giải thích là nhằm ngăn không cho người di cư nhập cảnh vào nước này. Tuy nhiên, biện pháp này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước, vốn đã quá quen với sự cởi mở của không gian tự do đi lại Schengen.

Tại cuộc họp khẩn của Liên minh châu Âu được tổ chức trong tuần qua tại Brussels (Bỉ), Đan Mạch và Thụy Điển đã nhất trí để loại bỏ những biện pháp kiểm soát biên giới càng sớm càng tốt, song khẳng định, trước tiên họ muốn giảm “đáng kể” số người nhập cư.

Ngay tại Đức, quốc gia được coi là “thân thiện nhất” với người nhập cư, áp lực cũng buộc Chính phủ nước này phải thay đổi cách tiếp cận theo hướng cứng rắn hơn. Cuối tuần qua đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành do phong trào Pegida chống Hồi giáo hóa phương Tây ở thành phố Cologne phát động nhằm phản đối các vụ quấy rối phụ nữ trong đêm đón năm mới 2016, được cho là do những người tị nạn gây ra.

Các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực, buộc lực lượng cảnh sát Đức phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông quá khích. Dù các cuộc điều tra đang được tiến hành, song việc có tới 18 người nhập cư trong số những đối tượng bị thẩm vấn cũng khiến cả nước Đức dậy sóng. 18 người có thể là con số không quá lớn nếu so với hơn một triệu người nhập cư vào Đức năm 2015, nhưng chỉ chừng đó thôi cũng đủ tạo ra một đòn giáng mạnh vào chính sách nhập cư của chính quyền Thủ tướng Angela Merkel.

Thủ tướng Đức Angela Merkel phải đối mặt với nhiều áp lực liên quan đến chính sách về người nhập cư. (Ảnh: Reuters)

Bà Merkel dù thừa nhận những vụ việc này chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", song cũng phải tuyên bố ủng hộ việc áp dụng các luật nghiêm ngặt hơn nhằm trục xuất những người tị nạn phạm pháp tại nước này. Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng nhập cư ngày càng khó kiểm soát.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, “chúng tôi chắc chắn sẽ còn tiếp tục thảo luận về những gì đã xảy ra trong đêm đón Năm mới, song tôi muốn nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất là sự thật và những gì đã xảy ra đã được giải quyết một cách cởi mở và hoàn toàn thẳng thắn. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu luật pháp của chúng ta có đủ mạnh và liệu chúng ta có nên tiến hành những thay đổi hay không. Theo tôi, điều này là cần thiết và các Bộ trưởng của chúng tôi đang thảo luận về những gì cần làm để cải thiện tình hình”.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tất cả những giải pháp này đều chỉ mang tính tạm thời nhằm ứng phó với khủng hoảng. 21 thi thể người di cư được phát hiện trôi dạt trên một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tuần qua đã một lần nữa cho thấy, bất chấp thời tiết khắc nghiệt hay mùa đông giá lạnh, nhiều người vẫn sẵn sàng mạo hiểm cuộc sống để đến miền đất hứa châu Âu.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã kêu gọi Liên minh châu Âu nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về các biện pháp an ninh cần thiết nhằm kiểm soát người tị nạn trên toàn khối, bao gồm triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển và biên giới. Giới chức Na Uy cũng đã yêu cầu những người xin tị nạn tại nước này tham gia các lớp học tìm hiểu về tập quán và văn hóa nước sở tại nói riêng và về châu Âu nói chung, nhằm giúp những người nhập cư là nam giới có hành vi đúng đắn trong xã hội, góp phần ngăn ngừa các vụ tấn công và quấy rối phụ nữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức tuyển 8.500 giáo viên cho trẻ em tị nạn
Đức tuyển 8.500 giáo viên cho trẻ em tị nạn

Đức dự đoán số người xin tị nạn ở nước này sẽ vượt qua con số 1 triệu trong năm nay, cao hơn 5 lần so với năm 2014

Đức tuyển 8.500 giáo viên cho trẻ em tị nạn

Đức tuyển 8.500 giáo viên cho trẻ em tị nạn

Đức dự đoán số người xin tị nạn ở nước này sẽ vượt qua con số 1 triệu trong năm nay, cao hơn 5 lần so với năm 2014

Người di cư và tị nạn tới EU đã vượt mức 1 triệu trong năm 2015
Người di cư và tị nạn tới EU đã vượt mức 1 triệu trong năm 2015

VOV.VN -Một nửa trong số những người di cư và tị nạn là người dân Syria chạy trốn cuộc nội chiến, 20% là người Afghanistan, 7% là người Iraq.

Người di cư và tị nạn tới EU đã vượt mức 1 triệu trong năm 2015

Người di cư và tị nạn tới EU đã vượt mức 1 triệu trong năm 2015

VOV.VN -Một nửa trong số những người di cư và tị nạn là người dân Syria chạy trốn cuộc nội chiến, 20% là người Afghanistan, 7% là người Iraq.

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn
Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Gần 50% công dân Đức ủng hộ việc hạn chế số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào nước này mỗi năm.

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn

VOV.VN - Gần 50% công dân Đức ủng hộ việc hạn chế số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào nước này mỗi năm.

Đức tiếp nhận 1,1 triệu người tị nạn năm 2015
Đức tiếp nhận 1,1 triệu người tị nạn năm 2015

VOV.VN - Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay và cao gấp 5 lần so với năm ngoái.

Đức tiếp nhận 1,1 triệu người tị nạn năm 2015

Đức tiếp nhận 1,1 triệu người tị nạn năm 2015

VOV.VN - Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay và cao gấp 5 lần so với năm ngoái.

Đức bất ngờ tuyên bố muốn giảm lượng người tị nạn vào châu Âu
Đức bất ngờ tuyên bố muốn giảm lượng người tị nạn vào châu Âu

VOV.VN - Tuyên bố muốn giảm lượng người nhập cư vào Đức được xem là đi ngược lại những cam kết trước đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đức bất ngờ tuyên bố muốn giảm lượng người tị nạn vào châu Âu

Đức bất ngờ tuyên bố muốn giảm lượng người tị nạn vào châu Âu

VOV.VN - Tuyên bố muốn giảm lượng người nhập cư vào Đức được xem là đi ngược lại những cam kết trước đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel.