Bộ Giáo dục nên thay đổi cách sinh viên làm tình nguyện

VOV.VN -Cơ quan quản lý giáo dục cần phải hành động để bảo vệ những sinh viên thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm khi tham gia hoạt động tình nguyện...

Gần 100.000 sinh viên các trường cao đẳng, đại học trong cả nước chuẩn bị bước vào “Mùa hè xanh tình nguyện”. Các em đang háo hức hướng về các bản làng xa xôi để đem con chữ cho trẻ em vùng xa, hướng dẫn người dân làm nông nghiệp theo phương thức mới...

Có lẽ các em đã không còn nhớ mùa hè năm 2016 đã xảy ra sự cố 3 nữ sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội bị lũ cuốn khi đang tham gia hoạt động tình nguyện tại Quảng Ninh.

Những rủi ro trong hoạt động tình nguyện của sinh viên là có thực và chúng ta-những nhà quản lý giáo dục cần phải hành động để tránh cho những em sinh viên thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm gặp phải những sự cố như thế này.

Sinh viên tình nguyện tham gia tiếp sức mùa thi

Hoạt động tình nguyện hiện tại đang thuộc sự quản lý của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Không rõ có tài liệu nào đánh giá được hiệu quả của các sinh viên tình nguyện đi đến các điểm bản, điểm trường vùng cao không? Hết 1 tháng hè khi các bạn sinh viên về cuộc sống người dân có gì thay đổi tốt lên không ạ? Nếu sự thay đổi không rõ rệt liệu ta thay đổi phương thức làm tình nguyện được không?

Các bạn sinh viên là những thanh niên có học vấn tương đối cao so với mặt bằng chung của thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, sinh viên với vốn sống chưa phong phú lại được đưa đến địa bàn xa lạ, các bạn ấy cố gắng thích nghi đã là khó. Sức yếu, môi trường sống khác, văn hoá khác… sẽ khó để các bạn ấy làm được gì nhiều cho đồng bào miền núi.

Vậy thay vì để sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện chung của Đoàn Thanh niên, ta hãy đề ra chương trình tình nguyện gắn các bạn sinh viên bằng với chính quê hương của mình và kết quả của hoạt động tình nguyện sẽ được đánh giá, cộng thêm vào thành tích học tập của sinh viên.

Không những thế, chúng ta còn có thể áp dụng với cả chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học hiện nay nữa. Khi tôi còn là sinh viên đại học, tôi cũng có tham gia nghiên cứu khoa học “Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho sinh viên”. Khi ấy, tôi rất biết ơn các thầy cô đã hướng dẫn nhưng thực sự tôi cũng thấy rất băn khoăn với các kết quả nghiên cứu ấy. Nó sẽ được áp dụng ở đâu hay chỉ để trưng bày tại thư viện vậy thôi.

Sinh viên tình nguyện nhặt rác và làm sạch bán đảo Sơn Trà

Quay trở lại với đề xuất của mình, tôi có 2 ý như sau:

1. Với sinh viên tình nguyện, các em tham gia chương trình sẽ chọn lựa tại địa phương mình một hoàn cảnh khó khăn, rồi lên phương án giải quyết hoàn cảnh của họ.

Ví dụ nhà hàng xóm có gia cảnh nghèo khó, chồng mất sớm, chỉ có vợ làm nông nghiệp nuôi 3 con đang đi học. Sinh viên sẽ giúp chị vợ tăng thu nhập bằng cách lựa chọn nghề phụ phù hợp, liên lạc các cơ sở xin cho chị học nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm giúp chị....

Sau 1 khoảng thời gian 3-6 tháng, người phụ trách hoạt động sinh viên tình nguyện tại các trường có thể xác minh kết quả hỗ trợ của các bạn sinh viên. Nếu thực sự hoạt động tình nguyện đem lại hiệu quả thì sẽ cộng vào điểm hoạt động xã hội và ghi nhận trong hồ sơ tốt nghiệp cho bạn sinh viên đó.

Mỗi 1 sinh viên chỉ cần làm thành công 1 trường hợp trong cả 4 năm học thì mỗi năm xã hội sẽ có khoảng 400.000 trường hợp được hỗ trợ để có cuộc sống tốt hơn, và các bạn sinh viên cũng sẽ cảm thấy vui và tự hào.

2. Với sinh viên nghiên cứu khoa học, tuỳ vào ngành học mà cho chọn lựa các vấn đề thực tiễn để nghiên cứu, triển khai.

Ví dụ sinh viên trường ĐH Giao thông Vận tải cần nghiên cứu cách làm cầu dân sinh cho đồng bào miền núi, tính toán chi tiết chi phí và vận động quyên góp để thực hiện.... Khi làm thực tế như thế, có lẽ khi ra trường chúng ta sẽ có những kỹ sư thực sự chứ không phải các cô cử, cậu cử như hiện nay.

Vài lời đóng góp mong đến được với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Là một phụ huynh có con đang độ tuổi đến trường, tôi rất mong các con sẽ có môi trường học tập tốt và có cơ hội được thực hành việc học ngay trong trường với sự hướng dẫn của các thầy cô. Có như vậy, khi ra trường các con sẽ thực sự là những tri thức đủ tài-tâm-tầm để phục vụ cho xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh: 3 sinh viên tình nguyện bị lũ cuốn trôi
Quảng Ninh: 3 sinh viên tình nguyện bị lũ cuốn trôi

VOV.VN - Ngày 2/7, 3 sinh viên tình nguyện của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đã bị lũ cuốn trôi tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh: 3 sinh viên tình nguyện bị lũ cuốn trôi

Quảng Ninh: 3 sinh viên tình nguyện bị lũ cuốn trôi

VOV.VN - Ngày 2/7, 3 sinh viên tình nguyện của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đã bị lũ cuốn trôi tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.

Từ vụ 3 SV Ngoại thương tử nạn: Nghĩ cho kỹ khi tham gia tình nguyện
Từ vụ 3 SV Ngoại thương tử nạn: Nghĩ cho kỹ khi tham gia tình nguyện

VOV.VN - Cơ bản mục tiêu của việc làm tình nguyện luôn luôn tốt đẹp và những giá trị ấy xứng đáng được lan toả, nhưng hãy hành động một cách có suy nghĩ.

Từ vụ 3 SV Ngoại thương tử nạn: Nghĩ cho kỹ khi tham gia tình nguyện

Từ vụ 3 SV Ngoại thương tử nạn: Nghĩ cho kỹ khi tham gia tình nguyện

VOV.VN - Cơ bản mục tiêu của việc làm tình nguyện luôn luôn tốt đẹp và những giá trị ấy xứng đáng được lan toả, nhưng hãy hành động một cách có suy nghĩ.

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa
Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

VOV.VN -Nung nấu muốn đem “con chữ” tới những vùng miền khó khăn nhất, thầy giáo Lê Xuân Quyết đã tình nguyện viết đơn xin dạy học ở huyện đảo Trường Sa...

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

VOV.VN -Nung nấu muốn đem “con chữ” tới những vùng miền khó khăn nhất, thầy giáo Lê Xuân Quyết đã tình nguyện viết đơn xin dạy học ở huyện đảo Trường Sa...

3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn: Nỗi đau người ở lại
3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn: Nỗi đau người ở lại

VOV.VN -Bố mẹ ôm thi thể những đứa con gái ngoan; thầy cô, bạn bè thẫn thờ… là cảnh diễn ra sáng 3/7 tại Bình Liêu, nơi có 3 nữ sinh tử nạn.

3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn: Nỗi đau người ở lại

3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn: Nỗi đau người ở lại

VOV.VN -Bố mẹ ôm thi thể những đứa con gái ngoan; thầy cô, bạn bè thẫn thờ… là cảnh diễn ra sáng 3/7 tại Bình Liêu, nơi có 3 nữ sinh tử nạn.

Tìm thấy thi thể 3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn
Tìm thấy thi thể 3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn

VOV.VN-Rạng sáng 3/7, thi thể nạn nhân cuối cùng trong số 3 sinh viên tình nguyện trường ĐH Ngoại thương bị lũ dữ cuốn trôi ở Quảng Ninh đã được đưa lên bờ

Tìm thấy thi thể 3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn

Tìm thấy thi thể 3 nữ sinh tình nguyện ĐH Ngoại thương bị lũ cuốn

VOV.VN-Rạng sáng 3/7, thi thể nạn nhân cuối cùng trong số 3 sinh viên tình nguyện trường ĐH Ngoại thương bị lũ dữ cuốn trôi ở Quảng Ninh đã được đưa lên bờ

Hàng nghìn bạn trẻ hăng hái hiến máu tình nguyện ở Hà Nội
Hàng nghìn bạn trẻ hăng hái hiến máu tình nguyện ở Hà Nội

VOV.VN - Gần 2.000 đoàn viên thanh niên, sinh viên tham gia chương trình hiến máu tình nguyện “Giọt hồng trao em” lần thứ VII.

Hàng nghìn bạn trẻ hăng hái hiến máu tình nguyện ở Hà Nội

Hàng nghìn bạn trẻ hăng hái hiến máu tình nguyện ở Hà Nội

VOV.VN - Gần 2.000 đoàn viên thanh niên, sinh viên tham gia chương trình hiến máu tình nguyện “Giọt hồng trao em” lần thứ VII.