Nguy cơ mới từ bãi thải than trước mùa mưa bão

VOV.VN -Bãi thải khai thác than Đông Cao Sơn (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đang đứng trước nguy cơ sạt lở trước mùa mưa bão.

Mùa mưa bão năm 2016 đã tới gần cùng những diễn biến khó lường của thời tiết. Nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh kinh hoàng của cơn lũ xỉ than đổ ập xuống khu dân cư trong trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015 tại Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề và làm lộ ra nhiều bất cập trong quy hoạch, quản lý các bãi thải khai thác than. Bài học cũ, nguy cơ mới, Quảng Ninh và ngành than đã chuẩn bị đối mặt với mùa mưa bão như thế nào.

Sự cố sạt lở bãi thải than đã chôn vùi hơn 100 ngôi nhà, nhiều nhà chỉ còn nhìn thấy tầng 2 (ảnh tư liệu tháng 8/2015)

Trở lại bãi thải khai thác than Đông Cao Sơn (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) gần một năm sau sự cố sạt lở đã chôn vùi hàng trăm ngôi nhà, chúng tôi vẫn thấy như trước mắt hình ảnh kinh hoàng của những ngày tháng 7 năm ngoái. Ngày 26/7/2015, sau cơn mưa lớn vài ngày liên tiếp, khu vực sườn bãi thải này đã bị xói lở, phá vỡ các tầng thải và đê chắn, khiến cho hàng nghìn mét khối đất đá, xỉ than trượt xuống khu dân cư dưới chân.

Hơn 100 ngôi nhà bị chôn vùi trong bùn nước, trong đó có nhiều nhà ngập tới tận nóc, thiệt hại về tải sản hết sức nặng nề. Công ty Than Mông Dương trong khu vực cũng bị bồi lấp mặt bằng, nước tràn xuống hầm lò, sản xuất tê liệt.

Đây không phải là sự cố hy hữu. Năm 2006, hàng trăm tấn đất đá từ bãi thải của Công ty Than Cọc Sáu cũng làm vỡ đập chắn, chôn vùi nhiều ngôi nhà và tài sản ở phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả.

Theo thống kê, trung bình khối lượng đất đá thải bóc xúc từ hoạt động khai thác lộ thiên và hầm lò của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TKV ở riêng vùng Cẩm Phả là 180-200 triệu m3/năm, chiếm 70% lượng đổ thải của ngành than, chủ yếu tập trung ở bãi thải ngoài như Đông Cao Sơn, Nam Khe Tam - Đông Khe Sim và Bàng Nâu.

Các bãi thải than tại Cẩm Phả và nhiều vùng than khác ở Quảng Ninh phần lớn là bãi thải ngoài với cao độ đổ thải cao

Qua nhiều năm, chân bãi thải tiến dần ra, khu dân cư tiến dần vào. Tại nhiều khu vực giáp ranh có dân cư sinh sống, bãi thải tựa như những quả núi xám xịt cao đến 300m, “treo” lơ lửng trên đầu người dân. Tại đây, đất xốp, ít kết dính, lại thêm kém chắc chắn do hoạt động đổ thải không đảm bảo quy trình. Có thể nói, nguy cơ từ các núi đất đá nhân tạo này vẫn luôn hiện hữu. Hậu quả nhanh chóng được Quảng Ninh và ngành than khắc phục, nhưng vấn đề về quy hoạch các bãi thải than lại đặt ra nóng hơn bao giờ hết.

Sau mùa mưa lũ năm 2015, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc - những đơn vị khai thác than trên địa bàn đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khu vực bãi thải, trong đó tập trung vào gia cố lại hệ thống các tầng thải, nạo vét hệ thống thoát nước, xây dựng đê đập chắn đất đá tại các vị trí xung yếu…

Tại bãi thải Đông Cao Sơn, Công ty cổ phần Than Cọc Sáu đang thi công tuyến đê chắn chân bãi thải dài 1500m, có kết cấu rọ đá lọc nước chắn đất đá, trồng cây trên thân đê để tạo cảnh quan. 2 con đập H10 kiên cố cao tới 10m cũng được xây dựng, có hệ thống mương nước tiêu thoát dưới chân. Dự kiến tới năm 2020 sẽ dừng đổ thải và hoàn nguyên môi trường tại đây.

Khu vực bãi thải Đông Cao Sơn đang được gia cố bằng hệ thống đê kè có kết cấu rọ đá

Ông Đinh Thanh Bình, Trưởng phòng Kỹ thuật khai thác, Công ty CP Than Cọc Sáu cho biết:  “Trong quá trình thiết kế bãi thải, chúng tôi đã tính toán kỹ.  Tuy nhiên, lượng mưa năm ngoái quá lớn vượt quá dự tính. Trước mùa mưa bão năm 2016, Công ty đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các phương án đổ thải, thoát nước bãi thải Đông Cao Sơn và đã được TKV phê duyệt. Chúng tôi đang tiến hành thi công. Tôi khẳng định các công trình đê kè ở bải thãi này đảm bảo an toàn cho dân cư”.

Giải pháp hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh là di dời người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Tới thời điểm này, Cẩm Phả đang tiến hành nhiều biện pháp tích cực để di chuyển người dân đến nơi an toàn và bố trí tái định cư, tạm cư phù hợp.

Tại phường Mông Dương - điểm nóng sạt lở, ông Phạm Ngọc Lự, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: “Thực hiện chỉ đạo, chúng tôi đã khẩn trương tiến hành các bước di dời tất cả người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Có 105 hộ đã di dời, bàn giao mặt bằng, nhận tiền hỗ trợ theo quy định để đến các điểm đảm bảo sinh sống ổn định. Chúng tôi tiếp tục rà soát tất cả các điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ, đề xuất di dời, đến nay cơ bản đã lên phương án phòng chống lụt bão năm 2016 và tiếp theo”.

20 hộ dân khác nằm trong vùng sản xuất của Công ty Than Mông Dương tại đây cũng đang được kiểm đếm đền bù, đảm bảo hoàn thành di dời trong tháng 5/2016. Theo Đề án di dân tổng thể và quy hoạch bố trí dân cư phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, TP Cẩm Phả cần di dời 332 hộ dân, 100% trong số này là do nguy cơ từ các bãi thải và khai trường khai thác than. Tổng thể đến năm 2020, Quảng Ninh phải di dời 433 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than. Tổng kinh phí là hơn 360 tỷ đồng, toàn bộ đều do ngành than chi trả.

Ông Phạm Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN TP Cẩm Phả cho biết:  “Ngay từ đầu năm 2016, chúng tôi đã họp với 2 đơn vị có nhiều doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn, đã ra được quy chế chú trọng phòng chống mưa bão. Hiện địa phương đã hoàn thành tất cả các phương án và các đơn vị đã cam kết thực hiện. Toàn bộ các khe suối có nguy cơ đã được nạo vét thi công, từ gần nơi khai trường đến nơi thoát ra biển; đầu tư 15 công trình tổng mức đầu tư trên 100 tỷ từ các nguồn vốn để kè, đập chắn, cống thoát nước tốt. Chúng tôi sẽ quyết liệt với ngành than để di dời dân khỏi khu vực nguy cơ sạt lở, nguy hiểm liên quan đến bãi đổ thải”.

Có thể thấy, Cẩm Phả và các đơn vị ngành than trên địa bàn đang quyết liệt tiến hành các biện pháp phòng chống sạt lở bãi thải, đồng thời di dời dân để tránh các nguy cơ trước mùa mưa bão. Tuy vậy, di dân có phải là biện pháp dứt điểm, khi mà các bãi thải than vẫn tiếp tục cao hơn và phình ra ngay trong lòng thành phố?

Hiện nay, quy hoạch tổng thể khu vực khai trường, sân công nghiệp, khu bãi đổ thải, xác định hành lang an toàn với các khu dân cư đô thị của ngành than vẫn chưa có sự thống nhất với tỉnh Quảng Ninh và chưa được tỉnh này phê duyệt. Mặt khác, hầu hết các mỏ than đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài, đổ lộ thiên trong khu vực dễ ảnh hưởng đến dân cư.

Bài toán về ổn định đời sống lâu dài cho người dân ở “thủ phủ than” vẫn còn đó. Các biện pháp xử lý tạm thời liệu có phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, khi Cẩm Phả vốn được coi là “tâm bão” của khu vực và người dân vẫn phải “sống chung với lũ”? Liệu mùa mưa bão năm 2016 có phải là một “phép thử” nữa cho những nỗ lực của ngành than và chính quyền?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bãi thải ở Thái Nguyên: Ám ảnh nỗi lo sạt lở
Bãi thải ở Thái Nguyên: Ám ảnh nỗi lo sạt lở

Vụ sạt bãi thải tại mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) làm 6 người chết và mất tích khiến những người dân sống gần bãi thải hết sức lo lắng.

Bãi thải ở Thái Nguyên: Ám ảnh nỗi lo sạt lở

Bãi thải ở Thái Nguyên: Ám ảnh nỗi lo sạt lở

Vụ sạt bãi thải tại mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) làm 6 người chết và mất tích khiến những người dân sống gần bãi thải hết sức lo lắng.

Nguy cơ từ các bãi thải tuyển quặng Apatít ở Lào Cai
Nguy cơ từ các bãi thải tuyển quặng Apatít ở Lào Cai

VOV.VN - Các bãi thải này đã thực hiện nhiều năm, trong điều kiện thiên tai bất thường như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn là rất lớn.

Nguy cơ từ các bãi thải tuyển quặng Apatít ở Lào Cai

Nguy cơ từ các bãi thải tuyển quặng Apatít ở Lào Cai

VOV.VN - Các bãi thải này đã thực hiện nhiều năm, trong điều kiện thiên tai bất thường như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn là rất lớn.

Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Có thể tiếp cận thi thể nạn nhân
Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Có thể tiếp cận thi thể nạn nhân

Các lực lượng cứu hộ đã tìm được một số vật dụng, tài sản của người bị nạn. Đây là cơ sở để có thể khoanh vùng cho công tác tiếp cận nạn nhân được nhanh chóng hơn.

Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Có thể tiếp cận thi thể nạn nhân

Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ: Có thể tiếp cận thi thể nạn nhân

Các lực lượng cứu hộ đã tìm được một số vật dụng, tài sản của người bị nạn. Đây là cơ sở để có thể khoanh vùng cho công tác tiếp cận nạn nhân được nhanh chóng hơn.

Chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
Chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ bởi cần phải xác định rõ nguyên nhân trước.

Chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ

Chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, chưa thể khởi tố vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ bởi cần phải xác định rõ nguyên nhân trước.

Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ sạt lở bãi thải ở Phấn Mễ
Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ sạt lở bãi thải ở Phấn Mễ

Theo Ban chỉ đạo tìm kiếm vụ sạt lở, thi thể bà Thiện được tìm thấy ở sâu dưới bùn so với nền đất nhà nạn nhân khoảng 5m, so với bề mặt bãi thải 30m, cách vị trí cũ của nhà nạn nhân khoảng 100m.

Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ sạt lở bãi thải ở Phấn Mễ

Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ sạt lở bãi thải ở Phấn Mễ

Theo Ban chỉ đạo tìm kiếm vụ sạt lở, thi thể bà Thiện được tìm thấy ở sâu dưới bùn so với nền đất nhà nạn nhân khoảng 5m, so với bề mặt bãi thải 30m, cách vị trí cũ của nhà nạn nhân khoảng 100m.

Quốc hội giám sát về sự cố sạt lở tại bãi thải Phấn Mễ
Quốc hội giám sát về sự cố sạt lở tại bãi thải Phấn Mễ

 Đây là bài học lớn trong công tác quản lý nhà nước về cấp phép và kiểm tra sau khai thác khoáng sản

Quốc hội giám sát về sự cố sạt lở tại bãi thải Phấn Mễ

Quốc hội giám sát về sự cố sạt lở tại bãi thải Phấn Mễ

 Đây là bài học lớn trong công tác quản lý nhà nước về cấp phép và kiểm tra sau khai thác khoáng sản