Năm 2025, giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp

VOV.VN - Đến năm 2025, giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

 Sáng 28/7, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2019, kế hoạch tài chính và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Với tỷ lệ 479/479 (tương đương 95,99%) đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước.

Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 - 2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng.

Đẩy mạnh việc rà soát, hoàn thiện đồng bộ cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch.

Đến năm 2025, giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020…

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019, với 476/477 đại biểu tán thành.

Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2,139 triệu tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2,119 triệu tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước là 161.490 tỷ đồng, bằng 2,67% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

VOV.VN - Chiều 27/7, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, với tỷ lệ 475/477 đại biểu tán thành.

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

VOV.VN - Chiều 27/7, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, với tỷ lệ 475/477 đại biểu tán thành.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2022
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2022

VOV.VN - Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2022, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2022

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2022

VOV.VN - Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2022, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022.

Vốn đầu tư công là tiền thuế của dân, không ai có quyền ban phát
Vốn đầu tư công là tiền thuế của dân, không ai có quyền ban phát

VOV.VN - Đại biểu Trần Lưu Mai: "Trong quá trình phân bổ nguồn lực đã có những cá nhân khi được giao nhiệm vụ phân bổ vốn, tự cho mình cái gọi là quyền ban phát".

Vốn đầu tư công là tiền thuế của dân, không ai có quyền ban phát

Vốn đầu tư công là tiền thuế của dân, không ai có quyền ban phát

VOV.VN - Đại biểu Trần Lưu Mai: "Trong quá trình phân bổ nguồn lực đã có những cá nhân khi được giao nhiệm vụ phân bổ vốn, tự cho mình cái gọi là quyền ban phát".