Bộ trưởng Công an Tô Lâm cảnh báo tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp

VOV.VN - Thượng tướng Tô Lâm nhấn mạnh sự gắn kết đan xen giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp...

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cao của các bộ, ngành, địa phương nhất là sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, với nòng cốt là lực lượng công an, biên phòng, các loại tội phạm đã được kìm chế, kéo giảm đáng kể.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày báo cáo trước Quốc hội, sáng 6/11

Theo đó, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, khởi tố điều tra 40.497 vụ, 58.983 bị can, giảm 5,48% số vụ và giảm 8,08 số bị can so với năm 2016. Tuy nhiên hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức, lưu manh côn đồ có hung khí vẫn xảy ra ở một số nơi. 

Đáng chú ý sự gắn kết đan xen giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp, tội phạm chống người thi hành công vụ với tính chất manh động xảy ra ở một số địa phương.

Về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và tham nhũng, đã phát hiện, khởi tố điều tra 854 vụ, 1.491 bị can về tội xâm phạm quản lý kinh tế, ít hơn 33,49% số vụ, 26,27% bị can so với năm 2016; 220 vụ, 479 bị can về tội tham nhũng, nhiều hơn 22,8% số vụ và 28,07% số bị can so với năm 2016; 22 vụ, 803 bị can về tội phạm về chức vụ, ít hơn 8,35% số vụ nhưng nhiều hơn 66,13% bị can so với năm 2016. 

“Công tác phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật năm 2017 đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, tạo động lực phát triển kinh tế, đối ngoại của đất nước” – Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp chủ yếu do tình hình kinh tế, đời sống của người dân nhìn chung còn khó khăn; số lao động chưa có việc làm còn nhiều; tác động tiêu cực từ tình hình xã hội nhất là văn hóa đồi trụy, bạo lực; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật chưa chặt chẽ, thường xuyên; năng lực, đạo đức nghề, trách nhiệm của mộ bộ phận cán bộ, trang bị phương tiện của một số đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm chưa đạt yêu cầu…

Báo cáo nhận định trong năm 2018, tình hình tội phạm có xu hướng phức tạp và nghiêm trọng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh, vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều nếu không có biện pháp quyết liệt, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, cần xác định rõ trách nhiệm từng cấp từng ngành gắn với trách nhiệm người đứng đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ
Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”
“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

“Rất khó xử lý tài sản bất minh của cán bộ”

VOV.VN - Dù dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lý.