Chương trình hành động của các ứng viên Đại biểu Quốc hội: Không chỉ là hứa suông

VOV.VN - Cùng với các địa phương trong cả nước, tại Hải Phòng, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang tiến hành tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử.

Các chương trình hành động cụ thể, bám sát thực tế của địa phương, đề cập những vấn đề cử tri và người dân Hải Phòng đang quan tâm. Nhiều chương trình hành động đã khơi dậy và cụ thể hóa khát vọng phát triển đất nước và xây dựng thành phố Cảng văn minh, hiện đại.

Trong chương trình hành động của mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định sẽ sát cánh, đồng hành cùng chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng, để xây dựng và phát triển Hải Phòng thành 1 thành phố năng động, sáng tạo, phát triển giàu đẹp và có vị trí cao trong khu vực. Nhưng, có lẽ, ấn tượng hơn với phần trình bày của vị Chủ tịch Quốc hội tại các đơn vị bầu cử số 3 của thành phố Hải Phòng là tiếp xúc cử tri ở quận, huyện nào, ông đều nói trúng tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề đang là nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của chính quyền địa phương nơi đó.

Tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, những vấn đề mà bà con quan tâm, như: xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, cải tạo, chỉnh trang hệ thống thủy lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến, bao tiêu sản phẩm để khắc phục tình trạng được mùa mất giá... đã được Chủ tịch Quốc hội quan tâm, giải đáp. Với các quận Kiến An, Dương Kinh, những quận mới của thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến nội dung phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Lấy dẫn chứng về một số địa phương mặc dù phát triển đô thị, nhiều tòa nhà cao tầng nhưng thu nhập của người dân còn chưa thực sự cao, kinh tế chưa thực sự phát triển, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta mới xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mà chưa chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế đô thị, bài toán phát triển đô thị phải đi liền với phát triển kinh tế đô thị.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Kiến An là quận ở phía Tây Nam thành phố, có vị trí hết sức quan trọng, không chỉ kinh tế mà cả an ninh quốc phòng. Chúng ta tiếp tục phát huy thế mạnh của Kiến An thế nào? Trong Nghị quyết Đại hội lần này, bên cạnh xây dựng Nông thôn mới thì có 1 nội hàm rất quan trọng là chúng ta phải tập trung vào phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Theo 3 trụ cột mà Hải Phòng xác định: công nghiệp công nghệ cao - cảng biển, logistics - thương mại và dịch vụ, thì Kiến An nằm trong chiến lược này thế nào? Anh em chúng tôi trong đoàn đại biểu Quốc hội sẽ đồng hành và sát cánh với các cấp ủy đảng chính quyền để cùng hiến kế để chúng ta có những thể chế, chính sách phù hợp."

Là một trong những người ứng cử đại biểu Quốc hội tại các đơn vị bầu cử số 2 thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội bảo vệ môi trường biển đã bám sát vào những lợi thế trong chuyên môn, quyền hạn của mình để đưa ra chương trình hành động phù hợp với đặc điểm của thành phố biển Hải Phòng. Ông Nguyễn Chu Hồi bày tỏ, nếu được cử tri tín nhiệm, ông sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp ý kiến, tư vấn vào những vấn đề biển đảo của đất nước, như: phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo quyền và lợi ích của những người lao động trên biển, đặc biệt là bà con ngư dân. Ông sẽ đề nghị với Quốc hội xây dựng Luật khai thác sử dụng biển đảo, phát triển hệ thống đô thị biển, tách tam ngư ra khỏi tam nông... Đặc biệt, đi từ những tiềm năng, lợi thế và nhìn vào thực tế phát triển của thành phố Hải Phòng, ông đã khơi dậy niềm tự hào và mong muốn phát triển của mỗi người dân đất Cảng.

Ông Nguyễn Chu Hồi cho biết: "Tôi có đề nghị lấy Hải Phòng làm mẫu hình của 1 thành phố có mô hình cảng, đô thị và biển. Với 5 cửa sông và bây giờ có cảng nước sâu Lạch Huyện, chúng ta phải cố gắng giữ gìn vị thế của cảng biển Hải Phòng. Giờ, ngoài biển, đô thị, cảng thì Hải Phòng có thêm yếu tố công nghiệp. Hải Phòng trở thành TP văn minh, hiện đại. Tôi tin tưởng rằng, chắc chắn Hải Phòng sẽ thực hiện, sẽ là mẫu hình trong thực hiện khát vọng Việt Nam."

Là một người con và cũng đại diện cho chính quyền, nhân dân Hải Phòng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng Đỗ Mạnh Hiến đã lựa chọn những vấn đề còn tồn tại ở các địa phương và ngay chính trên địa bàn Hải Phòng để kiến nghị Quốc hội giải quyết, nếu được lựa chọn là người đại diện dân cử, như: chính sách, cơ chế về tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, tháo gỡ khó khăn trong xóa bỏ chung cư cũ, xây dựng chung cư mới; chính sách hỗ trợ giảm nghèo; xây dựng nhà cho công nhân lao động...

Trong chương trình hành động của mình, ông Đỗ Mạnh Hiến nhấn mạnh: "Tôi nguyện cùng Đảng bộ và Nhân dân thành phố tiếp tục duy trì và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; mở rộng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại... Tôi sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành những hành lang pháp lý, những cơ chế đặc thù cho Hải Phòng để tạo điều kiện hỗ trợ tối đa, giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị để xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước."

Các buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã được thực hiện bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới tận địa bàn các phường, xã của TP Hải Phòng. Những chương trình hành động cụ thể, bám sát thực tế và sự phát triển của địa phương cũng như tiếng nói của nhân dân đã nhận được sự đánh giá và tín nhiệm cao của cử tri và người dân Hải Phòng.

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy, cử tri quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng bày tỏ: "Các chương trình đã nêu rất cụ thể, rõ trách nhiệm của các vị đại biểu đối với Quốc hội, với cử tri và với địa phương. Tôi cũng thấy các vị ứng cử viên đều nắm rất rõ tình hình của thành phố Hải Phòng. Cử tri chúng tôi rất tin tưởng và kỳ vọng vào các vị đại biểu Quốc hội thực sự là cầu nối đưa ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến Quốc hội."

Các cử tri cũng mong muốn, các đại biểu nếu trúng cử, với chương trình hành động đã có sẽ tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa cho cho từng thời kỳ, từng địa bàn để thực hiện đúng lời hứa của mình với nhân dân, với cử tri. Chính quyền địa phương, nhân dân và cử tri sẽ là những người giám sát việc thực hiện chương trình hành động của các đại biểu, để những lời hứa, lời cam kết trước bầu cử không là lời hứa suông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội nêu chương trình hành động trước cử tri Bạc Liêu
Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội nêu chương trình hành động trước cử tri Bạc Liêu

VOV.VN - Cử tri thành phố Bạc Liêu đánh giá cao nội dung chương trình hành động của các ứng cử viên và mong muốn người trúng cử phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu của nhân dân.

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội nêu chương trình hành động trước cử tri Bạc Liêu

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội nêu chương trình hành động trước cử tri Bạc Liêu

VOV.VN - Cử tri thành phố Bạc Liêu đánh giá cao nội dung chương trình hành động của các ứng cử viên và mong muốn người trúng cử phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu của nhân dân.

Chương trình hành động chưa có thì chống lãng phí kiểu gì
Chương trình hành động chưa có thì chống lãng phí kiểu gì

VOV.VN - Quá nhiều bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty chưa có chương trình, báo cáo khiến nhiều ý kiến băn khoăn về việc thực hiện trên thực tế.

Chương trình hành động chưa có thì chống lãng phí kiểu gì

Chương trình hành động chưa có thì chống lãng phí kiểu gì

VOV.VN - Quá nhiều bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty chưa có chương trình, báo cáo khiến nhiều ý kiến băn khoăn về việc thực hiện trên thực tế.

Sẽ có Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai RCEP
Sẽ có Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai RCEP

VOV.VN - Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn.

Sẽ có Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai RCEP

Sẽ có Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai RCEP

VOV.VN - Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn.