Kính gửi độc giả Phạm Ngọc Huy và độc giả Dân Việt 79:
Tôi thấy ý kiến của bác Dân Việt 79 là hoàn toàn đúng. Còn ý kiến của độc giả Phạm Ngọc Huy thì thực ra cũng có khía cạnh đúng, nhưng đấy chỉ là thuần túy kỹ thuật và phạm vi của sự đúng là rất hẹp. Còn nếu nhìn tổng thể thì ý kiến của bác Ngọc Huy không còn đúng nữa.
Vì: 1- Như comment trc của tôi, hai bên bước vào cuộc chiến là chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận Luật Chiến tranh (sau năm 1945, có Liên Hợp Quốc là có quy định về Luật Chiến tranh rồi, nên mới xuất hiện khái niệm Tội phạm Chiến tranh). 2- Hơn nữa trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ có lợi thế quá lớn về vũ khí, quân số, lại lôi kéo một đống nước chư hầu. Nếu nói sòng phẳng thì Mỹ phải đánh nhau tay đổi bằng dao găm hoặc cùng lắm là súng tiểu liên với quân cách mạng Việt Nam. Ai dè các bố Mỹ cứ lấy trọng pháo, trực thăng chiến đấu (cực kỳ cơ động) và B-52 ra tương đối phương. Hồi năm 1972 ở Quảng Trị, bộ đội Việt Nam vượt sông Thạch Hãn để đánh nhau với lính ngụy mà Mỹ cứ nhảy vào, thế thì làm sao mà sòng phẳng đc (quân Liên Xô có nhảy vào Quảng Trị để giúp sức “Cộng quân” không?). Đã vậy, Mỹ còn dùng B-52 ném bom tàn bạo xuống lưng quân giải phóng, khiến bộ đội ta thương vong nhiều cả lúc giữ Thành Cổ lẫn lúc vượt sông, thịt nát xương tan và chìm xuống đáy sông!
Chiến thuật đặc công là một trong nhiều chiến thuật bất đối xứng của Việt Nam để đối phó với sức mạnh khủng khiếp của máy móc tối tân của Mỹ và lực lượng tay chân đó bác Huy ạ. Tinh thần của nó là “lấy ít địch nhiều, lấy nhiều chống mạnh” từ ít nhất là thời Trần Hưng Đạo và Lê Lợi đó. Do vậy, bộ đội đặc công Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ vẫn là những người hùng ngẩng cao đầu của đất nước, của dân tộc.

Nhìn nhận - 2 năm 10 tháng trước