“Nhà rùa học” Hà Đình Đức nói gì về thả rùa xuống Hồ Gươm?

VOV.VN - "Nhà rùa học" Hà Đình Đức - người có nhiều năm nghiên cứu về cụ rùa Hồ Gươm đánh giá cao ý tưởng thả rùa xuống Hồ Gươm

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN về đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm của GS.TS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Hà Đình Đức – người có nhiều năm nghiên cứu về cụ rùa Hồ Gươm đánh giá cao ý tưởng này.

Hồ Gươm không còn hậu duệ của cụ rùa

PGS Hà Đình Đức cũng khẳng định, hiện Hồ Gươm không có hậu duệ của “cụ rùa”. Hồ Gươm có tất cả 4 cụ rùa, 3 cụ mất cách đây rất lâu, cụ cuối cùng đã ra đi vào ngày 19/1/2016. Suốt 1 năm qua, tôi theo dõi nhưng không có dấu vết của cụ rùa nào.

Cụ rùa Hồ Gươm (ảnh PGS Hà Đình Đức chụp năm 2005)
PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh: “Đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm là rất tốt. Tuy nhiên chúng ta phải nghiên cứu kỹ rằng nên thả loại rùa nào chứ không phải cứ thả rùa là tốt. Hiện nay, có rất nhiều loại rùa khác nhau như rùa Đồng Mô nhưng chúng ta chọn được loại cùng họ với “cụ rùa” Hồ Gươm thì tốt hơn và không làm mất đi hình ảnh “cụ rùa” trong tâm thức người dân Thủ đô. Tôi e rằng, loại rùa Hồ Gươm sẽ không còn nữa”.

“Hiện nay, loài rùa giống như cụ rùa Hồ Gươm không còn, tuyệt chủng hoặc không tìm thấy. Nếu ai đó mà phát hiện hoặc có hình ảnh loài rùa nào giống như cụ rùa Hồ Gươm ở bất cứ nơi nào có thể trao đổi trực tiếp với tôi cũng như thông tin trên báo chí. Theo tôi, nếu chúng ta vẫn duy trì rùa ở Hồ Gươm – một biểu tượng đã đi sâu vào lòng người dân thủ đô thì rất tuyệt vời”, PGS.TS Hà Đình Đức nói.

Phân tích kỹ vấn đề này, PGS Hà Đình Đức cho hay, việc thả loại rùa khác xuống Hồ Gươm không ảnh hưởng đến môi trường của hồ nhưng người dân Việt Nam khó chấp nhận. Như vậy, bây giờ, chúng ta đưa một loài rùa khác không giống như thế có khi sẽ phản tác dụng và làm mất đi hình ảnh đẹp đó.

Ông Đức cho biết thêm, đã từng đưa ra giả thiết đăng trên báo chí nói về nơi xuất xứ của cụ rùa Hồ Gươm. Đó là vào thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, không thấy ai nói rằng ở hồ Lục Thủy (nay là hồ Hoàn Kiếm) có rùa to. Chỉ đến khi vua Lê Lợi lên ngôi thì mới có chuyện rùa ở Hồ Gươm.

Ảnh cụ Rùa chụp năm 2014
Có lẽ Lê Lợi đã đem rùa từ Thanh Hóa ra thả ở hồ Lục Thủy vì trong sách cổ có nói, xưa kia ở Vũng Sung (thuộc sông Lương, Lam Kinh, Thanh Hóa) có một loài rùa to bằng chiếc chiếu đôi, vào mùa sinh sản, rùa quần nhau làm đục cả nước. Lại có chuyện kể rằng, khi Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh có một con ba ba rất to đi sau xóa dấu vết, sau được Lê Lợi phong thần ba ba.

Còn có một giả thiết khác, tương truyền ở vùng Phúc Địa (xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) gần Lam Kinh, có con rùa to đến mức mai của nó có đủ chỗ cho ba người trú mưa mà không bị ướt. Khi con rùa lên bờ đẻ trứng, người dân đã buộc hai chân sau của nó vào hai con trâu mộng để bắt, nhưng nó đã kéo tuột cả hai con trâu xuống sông.

Ông Đức trầm giọng: “Không chỉ ông mà tất cả người dân thủ đô đều cảm thấy hẫng hụt và thiếu thiếu khi đi qua Hồ Gươm mà không được thấy cụ rùa nổi. Họ trông ngóng, họ chờ đợi được nhìn thấy cụ. Mỗi một lần cụ nổi đều có những lý do riêng mà chúng ta vẫn không thể nào lý giải nổi”.

Nạo vét Hồ Gươm có ảnh hưởng đến sinh vật khác không?

Ông Đức nêu rõ dù Hồ Gươm không còn cụ rùa nhưng vẫn còn nhiều giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ vi tảo đặc hữu. Một chuyên gia người Hungary xác định Hồ Gươm có gần 140 chủng tảo, trong đó có các chủng Chlorella.

Đây là loại tảo rất hiếm trên thế giới, hiện được chủng Chlorella' sp lưu giữ ở bảo tàng Timiriazep của Nga. Tảo Chlorella có khả năng làm sạch nước, cung cấp ôxy, nhờ vậy mà nước Hồ Gươm có màu xanh lục. Cho nên bất cứ sự can thiệp nào vào hệ sinh thái ở Hồ Gươm đều có tác động, nhất là với các loại tảo. Cách tốt nhất bảo vệ hệ sinh thái là duy trì hệ sinh thái ấy.

Hồ Gươm hiện ô nhiễm, mực nước cạn khủng khiếp, chỗ sâu nhất chỉ khoảng 1m. Việc cải tạo là cần thiết nhưng phải có quy trình chuẩn, đảm bảo cải thiện được môi trường nước, đồng thời vẫn giữ được đa dạng sinh học.

Theo PGS Hà Đình Đức, Hồ Gươm từng nhiều lần cải tạo. Cách đây 8 năm, CHLB Đức mang công nghệ hút bùn sang Việt Nam, thử nghiệm hút 1000 m2 bùn ở Hồ Gươm. Nạo vét bằng công nghệ Đức, các nhà khoa học có phân tích mẫu nước, đa dạng sinh học trước và sau nạo vét thì hầu như không thay đổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến trái chiều về việc thả rùa xuống hồ Gươm
Ý kiến trái chiều về việc thả rùa xuống hồ Gươm

VOV.VN - Trước thông tin xác nhận hồ Gươm không còn cụ rùa, có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không tìm một cá thể khác thay thế cá thể rùa đã mất.

Ý kiến trái chiều về việc thả rùa xuống hồ Gươm

Ý kiến trái chiều về việc thả rùa xuống hồ Gươm

VOV.VN - Trước thông tin xác nhận hồ Gươm không còn cụ rùa, có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không tìm một cá thể khác thay thế cá thể rùa đã mất.

Ảnh: Hàng trăm công nhân trắng đêm làm sạch hồ Gươm
Ảnh: Hàng trăm công nhân trắng đêm làm sạch hồ Gươm

VOV.VN - Công ty thoát nước Hà Nội đã huy động hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị nạo vét hồ Gươm với lượng bùn hút khoảng 1.000 m3/đêm.

Ảnh: Hàng trăm công nhân trắng đêm làm sạch hồ Gươm

Ảnh: Hàng trăm công nhân trắng đêm làm sạch hồ Gươm

VOV.VN - Công ty thoát nước Hà Nội đã huy động hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị nạo vét hồ Gươm với lượng bùn hút khoảng 1.000 m3/đêm.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất, rùa là một biểu tượng ở Hồ Gươm từ nhiều năm qua nên hồ không thể không có rùa.  

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất, rùa là một biểu tượng ở Hồ Gươm từ nhiều năm qua nên hồ không thể không có rùa.