Công ty may DNN Sơn La: Cam kết một đằng, trả lương một nẻo

VOV.VN -Công ty may DNN cam kết một đằng, trả lương một nẻo không đúng thỏa thuận, khiến hàng chục công nhân bức xúc xin nghỉ việc.

Chị Nguyễn Thị Trâm, một trong những công nhân vừa viết đơn xin nghỉ việc tại Công ty may DNN, thành phố Sơn La bức xúc cho biết: Ngay từ đầu khi tuyển công nhân, Công ty đều thông báo mức lương khởi điểm là 3,5 triệu đồng/người/tháng, hỗ trợ tiền ăn 260.000 đồng/tháng, chưa tính tiền phụ cấp và tiền thưởng.

Với tỉnh miền núi nghèo như Sơn La thì đây là mức lương ổn định mà nhiều lao động phổ thông mơ ước. Do vậy, chị đã nộp hồ sơ vào làm việc. Sau một thời gian thử việc, chị được ký hợp đồng làm việc từ ngày 20/5.

Cách tính lương "lập lờ" của Công ty may khiến công nhân bức xúc (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đến kỳ lĩnh lương tháng 6, chị mới ngã ngửa ra là Công ty chỉ trả 45.000 đ/ngày, tương đương thu nhập gần 1,2 triệu đồng một tháng. Đến giữa tháng 7, đại diện Công ty lại thông báo bắt đầu tính lương theo sản phẩm với đơn giá là 1.500 đồng/sản phẩm/dây chuyền 5 người. Tất cả thông báo đều không có văn bản, chị và các công nhân khác chỉ được nghe bằng lời.

Chị Trâm cho biết: “Tôi bắt đầu ký hợp đồng từ 20/5. Chủ tịch Hội đồng họp nói là chỉ ký tháng một, tức là hợp đồng của tôi đến 20/6 phải ký lại. Nhưng tôi làm đến tận tháng 7 thì cũng chẳng thấy ai ký lại hợp đồng, cũng chẳng thấy ai nói gì đến bất kể cái gì”.

Chị Bùi thị Đức, công nhân Công ty may DNN cũng cho biết: “Mới đầu mình đến đây mọi người vẫn nói là 3 triệu rưỡi và được hỗ trợ 3 tháng đầu tiên”.

Công ty cổ phần may DNN có trụ sở tại phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Hiện, Công ty đang xây dựng thêm một nhà máy tại phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La. Theo kế hoạch, khi hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động.

Đến thời điểm ngày 25/7, Công ty đã tuyển 151 lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn là người dân tộc thiểu số ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La. Các công nhân cho biết, trước khi được tuyển dụng, họ đều nghe rõ thông báo mức thu nhập tại Công ty.

Thậm chí, tại bảng thông báo của Công ty cũng đề dòng chữ: "Lương khởi điểm 3.500.000 đ/tháng". Như vậy, rõ ràng là khi công nhân đã được tuyển thì mức lương ban đầu là 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay từ tháng lương đầu tiên, Công ty đã thực hiện trả lương không đúng như quảng cáo.

Ông Phạm văn Kiên, Quản lý Kỹ thuật Công ty lại lý giải: “Công ty, Chủ tịch Hội đồng chỉ trả 1 tháng, 1 lần vào tháng 5; gần như khoán theo thời gian, tổng lương thu nhập sẽ được hỗ trợ 3,5 triệu đồng. Đang xảy ra vấn đề là công nhân không hiểu, giữa hỗ trợ 1 lần duy nhất, còn những người học khóa sau thì không được hưởng cái hỗ trợ đó".

Mới đây, tại buổi làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, doanh nghiệp lại cho rằng, sau khi ký hợp đồng thử việc, vì thấy tay nghề của công nhân quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu về năng suất, nên trong tháng 6, Công ty chỉ trả lương 45.000 đ/ngày. Từ ngày 13/7, Công ty chuyển sang trả lương theo sản phẩm, để tăng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động.

Việc chuyển từ chế độ tiền lương theo thời gian sang chế độ tiền lương tính theo sản phẩm, cán bộ nghiệp vụ của Công ty phổ biến chưa đầy đủ, cụ thể dẫn đến một số người lao động hiểu lầm cho rằng trong 3 tháng thử việc, vẫn được nhận mức lương 3.500.000 đồng/tháng.

Công ty có lý của công ty, chỉ có công nhân là những người phải chịu thiệt thòi. Thực tế đã có hơn 40 người xin nghỉ việc vì mức lương không thỏa đáng. Đây cũng là lời cảnh báo đến người dân, nhất là bà con các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa muốn tìm kiếm việc làm ổn định, phải tìm hiểu rõ quyền lợi người lao động để tránh tình trạng không biết kêu ai khi quyền lợi bị ảnh hưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh viện nợ lương 8 tháng: Hơn 200 y, bác sỹ đình công
Bệnh viện nợ lương 8 tháng: Hơn 200 y, bác sỹ đình công

VOV.VN - Khoảng hơn 200 người lao động đang làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành An - Sài Gòn ở TP Vinh, Nghệ An đã nghỉ việc đình công đòi lương.

Bệnh viện nợ lương 8 tháng: Hơn 200 y, bác sỹ đình công

Bệnh viện nợ lương 8 tháng: Hơn 200 y, bác sỹ đình công

VOV.VN - Khoảng hơn 200 người lao động đang làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành An - Sài Gòn ở TP Vinh, Nghệ An đã nghỉ việc đình công đòi lương.

Cả trăm nhân viên tá hỏa vì bị nợ lương
Cả trăm nhân viên tá hỏa vì bị nợ lương

100 nhân viên thuộc Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Công ty Cổ phần Mặt Trời, TP HCM đến văn phòng công ty yêu cầu trả lương tháng 1 và 2/2016.

Cả trăm nhân viên tá hỏa vì bị nợ lương

Cả trăm nhân viên tá hỏa vì bị nợ lương

100 nhân viên thuộc Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Công ty Cổ phần Mặt Trời, TP HCM đến văn phòng công ty yêu cầu trả lương tháng 1 và 2/2016.

Nợ lương nhân viên ở Công ty Mặt trời: Công nhân bế tắc
Nợ lương nhân viên ở Công ty Mặt trời: Công nhân bế tắc

VOV.VN - Công ty Mặt Trời là trung tâm chăm sóc khách hàng, hợp tác với nhiều nhà mạng, nợ hơn 1 tỷ đồng tiền lương và trên 800 triệu đồng tiền BHXH.

Nợ lương nhân viên ở Công ty Mặt trời: Công nhân bế tắc

Nợ lương nhân viên ở Công ty Mặt trời: Công nhân bế tắc

VOV.VN - Công ty Mặt Trời là trung tâm chăm sóc khách hàng, hợp tác với nhiều nhà mạng, nợ hơn 1 tỷ đồng tiền lương và trên 800 triệu đồng tiền BHXH.