Sau Brexit: Nếu kinh tế EU yếu đi xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm mạnh

VOV.VN - Theo dự báo của WB, sau Brexit, nếu tăng trưởng chậm lại của EU có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá tác động của Brexit tới Việt Nam, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa công bố có dự báo nguy cơ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ chịu tác động lớn.

Phân tích cụ thể, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết: Kết quả trưng cầu dân ý về việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) đã tạo thêm áp lực lên môi trường kinh tế toàn cầu vốnn dĩ mỏng manh và bất ổn. Ngày 23/6/2016, cử tri Vương quốc Anh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu và “phe rời liên minh” đã giành thắng lợi sít sao.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế của WB phát biểu tại buổi báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam chiều 19/7/2016.

Có áp lực cho tổng nợ công

Ông Sebastian Eckardt cho rằng, về ngắn hạn, Brexit làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, mặc dù các thị trường tài chính chủ chốt có xu hướng ổn định trở lại. Về dài hạn, diễn biến này có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh và EU, từ có dự kiến sẽ tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu.

“Việt Nam có thể chịu tác động từ Brexit thông qua các kênh như tài chính, thương mại và đầu tư tuy nhiên đánh giá sơ bộ thì những tác động này ở mức tương đối nhỏ”- ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh. Cụ thể, thị trường tài chính phản ứng tức thì của Việt Nam khá tương đồng với thị trường toàn cầu. Đó là thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh mất 1.8% điểm vào ngày 24/6/2016 nhưng đã bật trở lại, tăng liên tục trong các phiên giao dịch sau đó và chỉ số VN Index đã vượt qua mốc mất điểm ngày 24/6 khá xa.

Tương tự, tiền đồng bị mất giá 0.13% ngay sau kết quả bỏ phiếu Brexit nhưng cũng đã trở lại mức ổn định. Mội trường tài chính bất ổn toàn cầu và sự mất giá liên tục của đồng đô la Mỹ có thể khơi mào hiện tượng rút vốn từ đó tạo áp lực lên tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, so với các nền kinh tế có mối liên thông tài chính sâu, thì Việt Nam dự kiến sẽ chịu ít rủi ro hơn bởi lẽ quy mô thị trường và mức độ liên thông của Việt Nam với các thị trường tài chính bên ngoài (bao gồm cả chu chuyển tín dụng quốc tế) còn ở mức hạn chế.

Đặc biệt, một phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng đô la Mỹ và Yên Nhật Bản nên khi các đồng tiền này tăng giá sẽ tạo thêm áp lực cho tổng nợ công mặc dù áp lực tới thanh khoản và trả nợ nước ngoài của Việt Nam là không lớn vì phần nhiều nợ nước ngoài của Việt Nam là dài hạn và ưu đãi.

Kinh tế EU suy giảm có ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu của Việt Nam

Đối với thương mại và du lịch, ông Sebastian Eckardt cho rằng, Brexit có thể làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng của EU từ đó sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu của EU từ bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Hiện tại EU là thị trường quan trọng và lớn thứ 2 – chiếm khoảng 19.5% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó Vương quốc Anh chiếm khoảng 3%.

Dự báo rủi ro từ Brexit tới Việt Nam (Nguồn: WB)
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, điện thoại, máy tính và một số hàng thực phẩm như thủy sản. Các mặt hàng này chiểm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong các năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào EU khá ổn định và không quá bị ảnh hưởng vào diễn biến cũng như triển vọng tăng trưởng của khu vực này.

“Điều này ngầm định rằng tăng trưởng chậm lại của EU có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu của Việt Nam”- ông Sebastian Eckardt dự báo.

Cuối cùng, khách nước ngoài từ EU và Vương quốc Anh chỉ chiếm tương ứng 12% và 2% tổng lượng khách tới Việt Nam. Dự kiến rằng kinh tế EU và UK khó khăn cũng chỉ tác động ở mức độ vừa phải tới ngành du lịch Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Việt Nam phải nâng cao sức đề kháng của kinh tế

Bên cạnh đó, WB dự báo tác động của Brexit tới FDI vào Việt Nam ở mức thấp. Tính đến cuối 2015, FDI của các nước EU vào Việt Nam vào khoảng 25 tỷ USD – tương đương 8% tổng vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam. Đây là con số tương đối nhỏ so với các quốc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như Hàn quốc, Nhật bản, Singapore và Đài loan (Trung quốc). Tính riêng thì FDI của Vương quốc Anh chỉ chiểm khoảng 2% tồng vốn FDI tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, chuyên gia của WB, ông Sebastian Eckardt cảnh báo: Tuy tác động trực tiếp được đánh giá ở mức thấp, rủi ro gia tăng của môi trường kinh tế toàn cầu vẫn đòi hỏi Việt Nam phải chú trọng củng cố ổn định các cân đối vĩ mô nhằm nâng cao sức đề kháng của kinh tế việt Nam trước các biến động bất lợi từ bên ngoài. Tổng hòa chính sách vĩ mô thích hợp trong bối cảnh này vẫn là duy trì tỷ giá linh hoạt, dần tăng dự trữ ngoại hối và tiếp tục củng cố tài khóa (nhằm ổn định nợ công và tạo dựng lại các khoảng đệm tài khóa)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá vàng tuần tới có thể vọt lên gần 40 triệu đồng/lượng sau Brexit
Giá vàng tuần tới có thể vọt lên gần 40 triệu đồng/lượng sau Brexit

VOV.VN -Theo khảo sát của Kitco News, dự báo tuần tới giá vàng thế giới tiếp tục tăng sau tác động của sự kiện Brexit.

Giá vàng tuần tới có thể vọt lên gần 40 triệu đồng/lượng sau Brexit

Giá vàng tuần tới có thể vọt lên gần 40 triệu đồng/lượng sau Brexit

VOV.VN -Theo khảo sát của Kitco News, dự báo tuần tới giá vàng thế giới tiếp tục tăng sau tác động của sự kiện Brexit.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính vì Brexit
Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính vì Brexit

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ thị trường tài chính Anh bị ảnh hưởng tiêu cực do Brexit.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính vì Brexit

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính vì Brexit

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ thị trường tài chính Anh bị ảnh hưởng tiêu cực do Brexit.

Hậu Brexit, đồng bảng Anh trượt dốc không phanh
Hậu Brexit, đồng bảng Anh trượt dốc không phanh

VOV.VN - Kể từ khi người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU, đồng bảng Anh mất giá liên tiếp và trở thành “vô địch” mất giá trong số các đồng tiền chủ chốt.

Hậu Brexit, đồng bảng Anh trượt dốc không phanh

Hậu Brexit, đồng bảng Anh trượt dốc không phanh

VOV.VN - Kể từ khi người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU, đồng bảng Anh mất giá liên tiếp và trở thành “vô địch” mất giá trong số các đồng tiền chủ chốt.

Giới luật sư “phát tài” nhờ Brexit
Giới luật sư “phát tài” nhờ Brexit

VOV.VN -Giới luật sư được cho là sẽ "phát tài" sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) bởi các chính sách thay đổi, nhiều doanh nghiệp cần tư vấn.

Giới luật sư “phát tài” nhờ Brexit

Giới luật sư “phát tài” nhờ Brexit

VOV.VN -Giới luật sư được cho là sẽ "phát tài" sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) bởi các chính sách thay đổi, nhiều doanh nghiệp cần tư vấn.

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá
Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

VOV.VN - Báo cáo chuyên đề mới nhất của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có nhận định, không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá.

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

Không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá

VOV.VN - Báo cáo chuyên đề mới nhất của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có nhận định, không phải Brexit, lạm phát mới là rủi ro lớn đối với tỷ giá.

Mỹ hoãn tăng lãi suất đến khi tác động Brexit rõ ràng hơn
Mỹ hoãn tăng lãi suất đến khi tác động Brexit rõ ràng hơn

VOV.VN - Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết cơ quan này quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho đến khi có thể kiểm soát được những hậu quả của việc Anh rời EU.

Mỹ hoãn tăng lãi suất đến khi tác động Brexit rõ ràng hơn

Mỹ hoãn tăng lãi suất đến khi tác động Brexit rõ ràng hơn

VOV.VN - Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết cơ quan này quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho đến khi có thể kiểm soát được những hậu quả của việc Anh rời EU.