Không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm nay không hẳn là điều xấu

VOV.VN -Theo HSBC, không đạt tăng trưởng 6,7% không hẳn là điều xấu, vì thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn có thể dẫn đến lạm phát cao, tiền đồng bị suy yếu...

Khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó đánh giá rằng kinh tế Việt Nam vẫn lạc quan trong trung hạn nhưng còn rất nhiều việc cần phải làm bởi còn rất nhiều khó khăn.

 

Các chuyên gia đều thừa nhận khả năng Việt Nam không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Theo HSBC, đây không hẳn là điều xấu, khi có một sự thúc đẩy mù quáng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn có thể dẫn đến tình trạng lạm phát cao không mấy dễ chịu, tiền đồng bị suy yếu và các nguồn lực được phân bổ thiếu hiệu quả – đặc biệt là nguồn lực tín dụng – trong trung hạn. 

Các chuyên gia của HSBC hy vọng rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng sẽ được phê chuẩn. Đây là một thỏa thuận thương mại ưu đãi do Mỹ dẫn đầu được ký kết giữa 12 quốc gia trong khu vực vành đai Thái Bình Dương đang nắm giữ gần 40% GDP của cả thế giới. Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều đã bày tỏ sự phản đối đối với thỏa thuận này trong chiến dịch tranh cử căng thẳng vào ngày 8/11/2016 sắp tới, nhưng điều này có thể sẽ thay đổi khi mọi việc đã lắng lại hậu bầu cử.

Theo đánh giá của các chuyên gia, TPP thúc đẩy hồ sơ thương mại của Việt Nam nhưng cũng là chất xúc tác cho các quá trình cải cách. Trong giai đoạn từ trung đến dài hạn, TPP có thể sẽ đưa hồ sơ thương mại đã phát triển tương đối mạnh mẽ của Việt Nam lên một tầm to lớn hơn. Theo các ước tính khác nhau, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này vốn nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường, giải quyết các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như những vấn đề pháp lý và phát triển có liên quan.

Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, TPP sẽ nâng GDP của Việt Nam lên 10% với phần lớn sự tăng trưởng có được xuất phát từ lĩnh vực dệt may xuất khẩu đi Mỹ và Nhật (Hiệp định TPP vẫn chưa bao gồm Trung Quốc).

Điều quan trọng nữa là, nếu hiệp định TPP một lần nữa đạt được thỏa thuận, Việt Nam có thể buộc phải đẩy nhanh việc thực hiện cải cách cơ cấu. Điều này bao gồm sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng như việc tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước. Cả hai vấn đề trên đều rất quan trọng đối với Việt Nam nếu như quốc gia này muốn tận dụng hòan toàn những lợi ích của hiệp định TPP.

Theo chương trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch phải được cắt giảm từ 1.309 xuống còn 17 doanh nghiệp đến năm 2020, trong khi số lượng các doanh nghiệp đang nắm giữ 100% vốn Nhà nước sẽ giảm còn 200. “Nhưng tốc độ cổ phần hóa trong nửa đầu năm 2016 không đạt được mục tiêu trên”- đánh giá của chuyên gia HSBC.

Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã phê chuẩn các dự án để cổ phần hóa 39 doanh nghiệp có vốn Nhà nước với tổng giá trị là 27,06 ngàn tỷ đồng. Nhưng thực tế Nhà nước chỉ mới nhận 4,17 ngàn tỷ đồng từ việc bán cổ phần của mình ở các công ty này.

Do vậy, HSBC khuyến nghị “cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực ngân hàng cần phải được thực hiện với rất nhiều nổ lực trong bối cảnh kinh tế suy thoái”.

Bộ Tài chính cũng vừa đề xuất việc Chính phủ phải ngừng bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước cho các dự án mới sẽ bắt đầu trong năm 2017, và gia tăng việc giám sát các khoản vay đã dành những dự án đang hiện hữu.

Điều này, theo HSBC, “sẽ không chỉ khiến các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, mà còn giúp kiểm soát nợ công, để từ đó Chính phủ có nhiều dư địa hơn cho chính sách tài khóa của mình”.

Bộ Tài chính cũng đã đề xuất các khoản vay do Chính phủ hậu thuẫn sẽ được giảm xuất còn 15,6% khoảng nợ công đến cuối năm 2020. Cải cách ngành ngân hàng cũng cần phải được đẩy mạnh. Trên mặt trận này đã có một số tiến bộ với việc Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) công bố trong tháng 6 vừa qua là họ sẽ bắt đầu mua các khoản nợ xấu bằng tiền mặt.

Trước đó, VAMC cũng đã tung ra các trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu từ các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ sử dụng tài sản thế chấp này để bảo đảm nguồn vốn từ NHNN.

Nhưng HSBC cho rằng, “những cuộc cải cách nêu trên không dễ thực hiện. Tăng trưởng hiện tại đang giảm, tuy nhiên, các nhà quản lý cần phải thực hiện các cuộc cải cách này với nhiều nỗ lực hơn nữa”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6,3% năm 2016
HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6,3% năm 2016

VOV.VN -Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của năm 2016 từ 6,7% xuống còn 6,3%.

HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6,3% năm 2016

HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6,3% năm 2016

VOV.VN -Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của năm 2016 từ 6,7% xuống còn 6,3%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP của năm nay là 6,7% 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP của năm nay là 6,7% 

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%

VOV.VN - Các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 là tăng trưởng cao, lạm phát thấp.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%

VOV.VN - Các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 là tăng trưởng cao, lạm phát thấp.

Tăng trưởng GDP năm 2015 cao nhất kể từ năm 2008
Tăng trưởng GDP năm 2015 cao nhất kể từ năm 2008

VOV.VN - Tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng quý. Ước cả năm tăng trưởng GDP khoảng 6,68%.

Tăng trưởng GDP năm 2015 cao nhất kể từ năm 2008

Tăng trưởng GDP năm 2015 cao nhất kể từ năm 2008

VOV.VN - Tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng quý. Ước cả năm tăng trưởng GDP khoảng 6,68%.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2016 hoàn toàn khả thi
Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2016 hoàn toàn khả thi

VOV.VN - Đại biểu nhận định nếu tăng trưởng tốt ở những quý còn lại thì mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cả năm 2016 hoàn toàn vẫn có thể đạt được.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2016 hoàn toàn khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2016 hoàn toàn khả thi

VOV.VN - Đại biểu nhận định nếu tăng trưởng tốt ở những quý còn lại thì mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cả năm 2016 hoàn toàn vẫn có thể đạt được.

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016
OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

VOV.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,3% trong năm nay.

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

OECD: Việt Nam dẫn đầu ASEAN-5 về tăng trưởng GDP năm 2016

VOV.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,3% trong năm nay.