Trung Quốc bước vào “kỷ nguyên mới” trong quan hệ với châu Mỹ Latin

VOV.VN - Lãnh đạo Trung Quốc đang hối hả nâng quan hệ thương mại giữa nước họ và châu Mỹ Latin sang một trang mới.

Chuyến đi thăm Nam Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là mở ra cơ hội mới trong việc nâng cao quan hệ thương mại giữa nước này và các đối tác ở đây.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC Peru 2016. Ảnh: Tân Hoa xã.

Thế giới đã quen thuộc với các chuyến thăm cấp cao liên quan đến các quan chức Trung Quốc và châu Mỹ Latin.

Năm nay, truyền thông Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến chuyến thăm của ông Tập trong dịp dự hội nghị APEC ở Lima (Peru), cho rằng chuyến đi (bắt đầu vào ngày 21/11) mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latin.

Việc quan chức Trung Quốc nhấn mạnh đến kỷ nguyên mới nên được hiểu trong bối cảnh sự tăng trưởng hàng hóa về lượng (nặng về khai khoáng) đã bắt đầu giảm trong thời gian qua.

Các lãnh đạo và các nhà ngoại giao Trung Quốc hối thúc một giai đoạn quan hệ mới chính là để phản ứng lại sự sụt giảm nhu cầu và giá nguyên liệu thô xuất khẩu từ Nam Mỹ. Hiện tượng này gắn chặt với các thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc, hiện đang chuyển đổi sang mô hình tiêu thụ trong nước và có tốc độ phát triển chậm hơn.

Trong bối cảnh Mỹ dưới thời của tân Tổng thống Trump sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), không có gì ngạc nhiên nếu ông Tập hướng tới việc thúc đẩy các phương án thương mại của Trung Quốc để thay thế vai trò của Mỹ.

Trong các chuyến thăm châu Mỹ Latin của ông Tập (năm 2014) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (năm 2015), các vị này đều nhấn mạnh rằng quan hệ thương mại cần được mở rộng ra, không giới hạn ở nguyên liệu thô.

Các thảo luận này thường tập trung vào nội dung Trung Quốc đầu tư nhiều hơn và bỏ tiền nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và ngành sản xuất của châu Mỹ Latin.

Châu Mỹ Latin cần làm gì?

Về phía Nam Mỹ, việc tăng lượng hàng hóa nói trên khiến nhiều nước trong vùng lo lắng về việc trở lại mô hình khai thác của Trung Quốc trước đây cộng với các quan ngại về ô nhiễm môi trường.

Các đề xuất của Trung Quốc về các dự án thúc đẩy quan hệ kinh tế mới thay thế, bao gồm đầu tư hạ tầng vận tải và năng lượng cũng như xuất khẩu công nghiệp từ Trung Quốc sang châu Mỹ Latin nằm trong chương trình chung muốn thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc nhấn mạnh vì lợi ích chung, định mệnh chung giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latin nhưng trên thực tế các nước Mỹ Latin vẫn phải quan tâm xem làm thế nào để họ thúc đẩy hiệu quả các nguyên tắc phát triển và lợi ích của họ trong bối cảnh hậu tăng trưởng về lượng và chỉ dựa vào nguyên liệu thô.

Trước mắt, mảng khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư của Trung Quốc ở châu Mỹ Latin.

Về phương diện môi trường và xã hội, các nước châu Mỹ Latin có nhiều điểm tương đồng với các nước Đông Nam Á và châu Phi (trước sự đầu tư của Trung Quốc). Myanmar là một ví dụ điển hình. Các dự án (của Trung Quốc) về đập thủy lợi, đường ống dẫn dầu và khí, khai thác đồng... đều là những chủ đề gây tranh cãi.

Đối với các nước Mỹ Latin nằm trên hành trình công du mới đây của ông Tập, đặc biệt là Peru và Ecuador (nơi Trung Quốc đầu tư lớn vào ngành mỏ, dầu, và đập nước), họ có thể yêu cầu Trung Quốc chú trọng đến các vấn đề và tiêu chuẩn chất lượng cũng như về các sáng kiến phát triển mà Trung Quốc đang tài trợ ở các nước như Myanmar, Campuchia. Các sáng kiến này bao gồm các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đánh giá tác động của môi trường và phân tích rủi ro chính trị. Và người ta cũng đang nỗ lực thể chế hóa một số thực tế đó (thông qua các tổ chức như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Quan hệ Nga-Trung sâu đậm đến đâu qua hội nghị APEC ở Bắc Kinh?
Quan hệ Nga-Trung sâu đậm đến đâu qua hội nghị APEC ở Bắc Kinh?

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định cả hai cần nhau trong kinh tế và cùng có thái độ tiêu cực đối với Mỹ.

Quan hệ Nga-Trung sâu đậm đến đâu qua hội nghị APEC ở Bắc Kinh?

Quan hệ Nga-Trung sâu đậm đến đâu qua hội nghị APEC ở Bắc Kinh?

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định cả hai cần nhau trong kinh tế và cùng có thái độ tiêu cực đối với Mỹ.

Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình đã nắm “siêu” quyền lực với quân đội?
Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình đã nắm “siêu” quyền lực với quân đội?

VOV.VN - Việc ông Tập Cận Bình bất ngờ trở thành Tổng Tư lệnh quân đội Trung Quốc đã kích hoạt bước “đại nhảy vọt” về tham vọng quân sự của nước này.

Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình đã nắm “siêu” quyền lực với quân đội?

Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình đã nắm “siêu” quyền lực với quân đội?

VOV.VN - Việc ông Tập Cận Bình bất ngờ trở thành Tổng Tư lệnh quân đội Trung Quốc đã kích hoạt bước “đại nhảy vọt” về tham vọng quân sự của nước này.

Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe
Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe

VOV.VN- Diễn ra trong hai ngày 10-11/6 tại Brussels, Hội nghị Thượng đỉnh EU– Mỹ Latin và Caribe là dịp để các quốc gia của hai khu vực đối thoại với nhau.

Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe

Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe

VOV.VN- Diễn ra trong hai ngày 10-11/6 tại Brussels, Hội nghị Thượng đỉnh EU– Mỹ Latin và Caribe là dịp để các quốc gia của hai khu vực đối thoại với nhau.

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?