Thế giới 24h: Mỹ khó chịu ra mặt trước thái độ gây rối của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1/4 tuyên bố, ông “rất khó chịu” với những gì người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang theo đuổi.

1. Ông Obama nhấn mạnh: “Tôi không cần phải giấu giếm gì khi nói rằng, có rất nhiều vấn đề trong lòng Thổ Nhĩ Kỳ khiến tôi cảm thấy khó chịu”.

“Tôi nghĩ cách mà họ đang làm với giới báo chí là cách có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào những rắc rối nghiêm trọng”, ông Obama nói và cho biết, ông đã trực tiếp bày tỏ thái độ của mình với ông Erdogan.

Thái độ lạnh nhạt giữa ông Erdogan (trái) và ông Obama. Ảnh AP

Hai nhà lãnh đạo đã gặp kín tại Nhà Trắng ngày 30/3. Đây là chuyến công du Mỹ hiếm hoi của ông Erdogan để dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân. Trước khi ông Erdogan đến Mỹ, Nhà Trắng còn cho biết, ông Obama sẽ không tiếp chính thức nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này làm dấy lên lo ngại về việc hai quốc gia quan trọng của NATO trong cuộc chiến chống IS đang có những căng thẳng nhất định.

2.  Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nhưng vẫn chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc gặp ngày 31/3 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân, cả hai đã thống nhất sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên sau khi nước này thực hiện các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa.

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh KCNA

Nhà Trắng ngày 1/4 tuyên bố, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã “thu hẹp bất đồng” giữa hai bên trong cuộc gặp nói trên.

“Cả hai nhà lãnh đạo đã cam kết tăng cường hợp tác để giải quyết mối đe dọa chung từ việc Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo”, tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.

“Họ cũng khẳng định cam kết đạt được mục tiêu giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và thực hiện đầy đủ Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, vẫn theo tuyên bố của Nhà Trắng.

Dù đồng thuận trong vấn đề Triều Tiên, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung vẫn “không tìm được tiếng nói chung” trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc đang cố tình quân sự hóa tại đây.

Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, những gì Trung Quốc đang thực hiện không theo đúng cam kết của ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nhà Trắng hồi tháng 9/2015 theo đó sẽ không theo đuổi việc quân sự hóa Biển Đông.

Nhà Trắng nêu rõ: “Tổng thống Obama kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh đến việc Mỹ sẽ đảm bảo quyền tự do đi lại trên toàn cầu”.

3. Tổng thống Mỹ Obama ngày 1/4 cảnh báo những “gã điên” IS sẽ không ngần ngại gì mà không thực hiện một vụ tấn công hạt nhân kinh hoàng.

Theo AFP, lời cảnh báo trên của ông Obama được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân đang diễn ra tại Washington với hy vọng thế giới sẽ chung tay hành động để ngăn chặn những kẻ Hồi giáo quả khích có thể sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc vật liệu để chế tạo bom bẩn.

Các tay súng thuộc lực lượng IS. Ảnh AFP

“IS đã sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm khí mù tạt tại Syria và Iraq”, ông Obama nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu những gã điên rồ của IS nắm trong tay bom hạt nhân hoặc vật liệu chế tạo bom hạt nhân, chắc chắn chúng sẽ sử dụng để giết hại càng nhiều người vô tội càng tốt”.

Theo ông Obama, khoảng 2.000 tấn vật liệu chế tạo hạt nhân đang được trữ tại rất nhiều cơ sở hạt nhân dân sự và quân sự trên toàn cầu nhưng không phải nơi nào cũng được canh gác nghiêm ngặt.

“Chỉ cần một số lượng rất nhỏ plutoni - nhỏ bằng quả táo thôi - cũng đủ giết hại hàng trăm nghìn người vô tội”, ông Obama nói và cảnh báo: “Điều này sẽ gây ra thảm họa về nhân đạo, chính trị, kinh tế, và môi trường trên toàn cầu trong hàng thế kỷ. Nó sẽ làm thay đổi thế giới chúng ta mãi mãi”.

4. Tòa án tối cao Nam Phi ngày 1/4 kết tội Tổng thống Jacob Zuma vi phạm Hiến pháp.

Theo Tòa án Hiến pháp Nam Phi, ông Zuma đã chi sai mục đích ngân quỹ vào việc tu sửa dinh thự riêng ở Nkandla và sau đó phớt lờ lời kêu gọi của các tổ chức chống tham nhũng ở nước này về việc trả lại một phần trong số tiền 16 triệu USD này.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Ảnh Reuters
Tòa án kết tội ông Zuma đã vi phạm bổn phận của mình theo quy định của Hiến pháp. Kết luận này có thể mở đường cho một cuộc luận tội ông Zuma theo lời kêu gọi của phe đối lập.

Đây là vụ bê bối lớn nhất ảnh hưởng tới uy tín của Tổng thống Zuma kể từ khi ông nhậm chức năm 2009. Trong một cuộc họp báo ngày 1/4, ông Zuma đã chấp nhận kết luận của tòa về sai phạm trên, xin lỗi người dân cả nước và cam kết sẽ trả lại số tiền theo lệnh của tòa.

Ông Zuma cho biết: “Tôi hoan nghênh phán quyết không thể đảo ngược của Tòa án Hiến pháp. Sự việc này đã gây ra rất nhiều thất vọng và bối rối vì vậy nhân danh cá nhân và thay mặt Chính phủ tôi xin lỗi vì điều đó”.

5. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/4 hoan nghênh việc Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya Fayez al-Sarraj trở về thủ đô Tripoli.

Tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nêu rõ, việc Thủ tướng al-Sarraj trở về Tripoli là để lãnh đạo đất nước. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập sự ổn định trên toàn lãnh thổ Libya.

Thủ tướng al-Sarraj phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tripoli. Ảnh Reuters

Sự trở lại “lịch sử” này dựa trên các điều khoản của Thỏa thuận thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được k‎ý vào tháng 12/2015, giữa các phe đối địch tại quốc gia Bắc Phi này.

Liên Hợp Quốc bày hi vọng Hội đồng Tổng thống có thể sớm bắt tay vào làm việc giải quyết các thách thức mà Libya đang phải đối mặt, bao gồm: ổn định chính trị, thiết lập an ninh, tái thiết đất nước, phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo tới người dân cũng như chuẩn bị tốt cho cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - đang có nguy cơ lan rộng tại nước này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn đấu dịu với Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn đấu dịu với Nga

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay (14/12) cho biết, nước này không muốn xung đột trong mối quan hệ với Nga.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn đấu dịu với Nga

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn đấu dịu với Nga

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay (14/12) cho biết, nước này không muốn xung đột trong mối quan hệ với Nga.

Con trai Tổng thống Erdogan lên tiếng phủ nhận mình buôn dầu với IS
Con trai Tổng thống Erdogan lên tiếng phủ nhận mình buôn dầu với IS

VOV.VN - Ông Bilal - con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng mình buôn dầu của IS. Ông coi IS là trái với đạo Hồi.

Con trai Tổng thống Erdogan lên tiếng phủ nhận mình buôn dầu với IS

Con trai Tổng thống Erdogan lên tiếng phủ nhận mình buôn dầu với IS

VOV.VN - Ông Bilal - con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng mình buôn dầu của IS. Ông coi IS là trái với đạo Hồi.

Tại sao Obama từ chối gặp Erdogan?
Tại sao Obama từ chối gặp Erdogan?

Bất đồng giữa Tổng thống của hai nước là gì? Nên đánh giá việc Tổng thống Obama khước từ gặp ông Erdogan như thế nào?

Tại sao Obama từ chối gặp Erdogan?

Tại sao Obama từ chối gặp Erdogan?

Bất đồng giữa Tổng thống của hai nước là gì? Nên đánh giá việc Tổng thống Obama khước từ gặp ông Erdogan như thế nào?

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS
Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết những hợp đồng béo bở với giới buôn lậu dầu mỏ, bổ sung ít nhất 10 triệu USD hàng tuần vào "ngân sách" của IS.

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Báo Nga: Ông Erdogan không nên đòi bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ IS

Các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết những hợp đồng béo bở với giới buôn lậu dầu mỏ, bổ sung ít nhất 10 triệu USD hàng tuần vào "ngân sách" của IS.