Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản.

Tại Diễn đàn Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 8 do Báo Đầu tư và Công ty AVM tổ chức ngày 18/8 với chủ đề "Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giai đọan 2016 - 2020 sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập.

Thực tế trong 5 năm qua, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập đã đạt 18 tỷ USD. Riêng năm 2015, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập  đạt 5,2 tỷ USD. 7 tháng năm 2016, con số này lên 3,5 tỷ USD. Theo dự báo, năm 2016 con số này sẽ lên tới trên 6 tỷ USD.

Theo dự báo năm 2016, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ lên tới trên 6 tỷ USD. (Ảnh minh họa: KT)
Tại diễn đàn, các chuyên kinh tế cho rằng thời gian tới, thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản… Qua các thương vụ mua bán và sáp nhập, các nhà đầu tư không chỉ hướng tới Việt Nam là thị trường tiêu thụ mà sẽ là trung tâm xuất khẩu ra các nước  khác trong khu vực.

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế như pháp luật còn một số bất cập, một số nhà đầu tư còn  thiếu minh bạch trong việc kê khai, đóng thuế và tình trạng thâu tóm…

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần rõ ràng, minh bạch hơn trong các văn bản dưới luật về đầu tư và chính sách thuế. Để các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội mua bán và sáp nhập.

TS. Đinh Thi  Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, nếu là người đi bán, doanh nghiệp phải định giá được trên thì trường, đồng thời cần có cải tiến tích cực về quản trị, để doanh nghiệp được đánf giá tốt nhất về tín nhiệm và hoạt động. Trong trường hợp là người đi mua, doanh nghiệp phải lượng được sức trong nguồn lực, kinh nghiệm trong quá trình mua lại doanh nghiệp.

Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập và mở ra không gian kinh tế mở. Đây là cơ hội rất lớn của Việt Nam trong mua bán và sáp nhập, tạo thêm kênh huy động vốn và tái cấu trúc nến kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau sáp nhập “sức khỏe” của các ngân hàng ra sao?
Sau sáp nhập “sức khỏe” của các ngân hàng ra sao?

VOV.VN - Tình hình "sức khỏe" của các ngân hàng sau sáp nhập khá tốt, lợi nhuận tăng cao cùng những chỉ số khá tích cực.

Sau sáp nhập “sức khỏe” của các ngân hàng ra sao?

Sau sáp nhập “sức khỏe” của các ngân hàng ra sao?

VOV.VN - Tình hình "sức khỏe" của các ngân hàng sau sáp nhập khá tốt, lợi nhuận tăng cao cùng những chỉ số khá tích cực.

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở
Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

VOV.VN - Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Diễn đàn M&A Việt Nam 2016) sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tại TP HCM.

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở

VOV.VN - Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Diễn đàn M&A Việt Nam 2016) sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tại TP HCM.

Cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

VOV.VN - Việc Việt Nam là thành viên của AEC đã tạo đà cho một cuộc đua mới trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Cuộc đua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

VOV.VN - Việc Việt Nam là thành viên của AEC đã tạo đà cho một cuộc đua mới trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ
Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

VOV.VN - Khó khăn trong việc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đó là tính minh bạch giữa các thông tin.

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp: Những trở ngại cần tháo gỡ

VOV.VN - Khó khăn trong việc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đó là tính minh bạch giữa các thông tin.