Nơm nớp lo sợ sống trong những căn nhà chờ sập giữa Hà Nội

VOV.VN - Nhiều ngôi nhà có trần, dầm, cột bị bong tróc, trơ lại từng mảng thép hoen rỉ, các bậc thang lan can rung lên bần bật mỗi khi có người qua lại.

Ngày 4/8 vừa qua, ngôi nhà số 43 Cửa Bắc (Hà Nội) bị sập do xây dựng từ lâu, tình trạng đã xuống cấp, kèm thêm sự tác động đào móng làm lại từ nhà bên cạnh. Sự cố đã làm hai người tử vong và 5 người bị thương.

Cách đây 1 năm, biệt thự 107 Trần Hưng Đạo được xây từ thời Pháp cũng bỗng dưng đổ sập khiến hai người thiệt mạng và 6 người bị thương khiến dư luận lo lắng về tình trạng nhà cũ, cổ đang tồn tại ở Hà Nội.

 Tường khu nhà H36 bong tróc trơ cả gạch ra ngoài

Thực tế trên địa bàn thành phố còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà cổ, khu tập thể cũ “quá đát” nhưng vẫn đang được sử dụng. Có thể kể đến như khu tập thể H36 (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội), khu tập thể Viện Hóa Học Công Nghiệp (Cầu Diễn, Hà Nội), 47 Hàng Bạc…

Ghi nhận của PV VTC News tại khu tập thể H36, đây là nơi ở của gần 400 nhân khẩu được xây dựng vào năm 1983. Hơn 30 năm tồn tại, khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân luôn sống trong tình trạng bất an vì lo lắng nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Qua quan sát có thể thấy, trần, dầm, cột của khu nhà bị bong tróc, trơ lại từng mảng thép hoen rỉ. Các bậc thang lên xuống rêu phủ kín, lan can rung lên bần bật mỗi khi có người qua lại.

Để chống mưa dột, người dân khu nhà phải căng bạt trên nóc như thế này. 

Ngoài ra, dây điện chằng chịt trên trần nhà ẩm ướt. Dãy nhà 2 tầng, mỗi tầng 9-10 phòng chung một khu vệ sinh, nhà tắm. Chính vì vậy, tình trạng “cha chung không ai khóc” khiến bốc mùi hôi thối, tắc nghẽn liên tục xảy ra.

Trần nhà bong tróc, ẩm ướt

Với 20-25m2, hàng trăm hộ dân đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Chị Hằng (cư dân khu nhà) ngán ngẩm cho biết: “Vào mùa mưa, tường nhà bong tróc nhiều hơn, trần nhà ẩm ướt, có nhiều chỗ dột, vào mùa hè thì nóng kinh khủng, như thiêu như đốt, đúng kiểu mưa bê chậu hứng nước, nắng ngủ dưới gầm giường”.

 
Người dân gia cố những nơi dễ bị sập

Chị Hằng lo lắng: “Khu tập thể đã được xây từ lâu, cũ kĩ, sức chịu đựng kém nên ở đây tôi cảm thấy không an toàn nhưng không có điều kiện nên đành phải chịu. Mỗi khi có tin bão về, gia đình tôi cùng mọi người đều phải chèn chống cẩn thận”.

Ông Hùng (tổ trưởng khu tập thể) tiếp lời: “Để hạn chế sự ảnh hưởng của bão số 1 vừa qua, chúng tôi đã dùng gỗ chèn chống các cột nhưng không biết có trụ lâu với thời tiết thất thường này không nữa.”

Mong ước lớn nhất của những người dân trong các khu nhà cổ là được “tái định cư”, sinh hoạt và làm việc trong một môi trường an toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát
Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

VOV.VN - Qua vụ sập nhà 43 phố Cửa Bắc và ý kiến của người dân cho thấy, mất an toàn tại các chung cư, các điểm chung cư rời lẻ, các biệt thự, nhà cũ nát…

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

Sập nhà 43 Cửa Bắc: Mối nguy thật từ nhà cũ nát

VOV.VN - Qua vụ sập nhà 43 phố Cửa Bắc và ý kiến của người dân cho thấy, mất an toàn tại các chung cư, các điểm chung cư rời lẻ, các biệt thự, nhà cũ nát…

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội
Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Nguyên nhân các vụ sập nhà ở Hà Nội phần lớn là do nhà cũ nát hoặc thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Cận cảnh những vụ sập nhà kinh hoàng ở Hà Nội

Nguyên nhân các vụ sập nhà ở Hà Nội phần lớn là do nhà cũ nát hoặc thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ
Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

VOV.VN - Sau sự cố sập nhà số 43 Cửa Bắc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiều người dân hoang mang khi sống trong những ngôi nhà cổ xuống cấp.

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

Từ vụ sập nhà Cửa Bắc: Người dân hoang mang lo sợ

VOV.VN - Sau sự cố sập nhà số 43 Cửa Bắc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiều người dân hoang mang khi sống trong những ngôi nhà cổ xuống cấp.