Việt Nam trong tuần: Bão số 3 gây nhiều thiệt hại ở miền Bắc

VOV.VN -Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông; Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều 19/8; nhiều trường ĐH tốp đầu không tuyển đủ thí sinh

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai: Tính đến sáng 20/8, mưa lũ đã gây thiệt hại nặng tại các tỉnh, thành phố là: Sơn La, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Thanh Hóa.


Cụ thể, tại tỉnh Sơn La đã có 1 người chết do lũ cuốn trôi. Ở tỉnh Bắc Giang và Hòa Bình có 2 người mất tích do đi qua ngầm tràn bị lũ cuốn trôi. Còn tại thành phố Hà Nội có 3 người bị thương do mưa bão. 

Mưa lũ còn làm 13 nhà bị đổ sập, cuốn trôi; hơn 420 nhà bị tốc mái, hư hại, ngập nước. Về nông nghiệp có gần 6.000ha lúa và hoa màu bị ngập úng; hàng trăm cây cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Về giao thông, 5 cầu nhỏ, ngầm tràn bị cuốn trôi, nhiều vị trí tại các quốc lộ, tỉnh lộ của các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn Lan bị sạt lở, ngập nước hoặc bị đất đá vùi lấp gây ách tắc giao thông. 

Về thủy lợi, 2 đập xây bị hư hỏng, 782 mét kênh mương, kè bị sạt, trôi, hư hỏng. Ngoài ra, 63 cột điện bị gãy, đổ do bão số 3.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các Công điện số 1478 ngày 18/8/2016 và số 1494 ngày 19/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ tình hình thực tế, bám sát diễn biến mưa lũ để chủ động điều chỉnh phương án, kịch bản để ứng phó kịp thời, phù hợp đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thủ tướng: Khâu yếu nhất trong cải cách hành chính là công tác cán bộ

Phát biểu với đại diện 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành tại Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2015 diễn ra sáng 17/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khâu yếu nhất là công tác cán bộ.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Đảng ta đã nhận diện về bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả; vẫn còn tình trạng cán bộ công chức không làm gương, còn nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu, không sát dân, không phục vụ sự phát triển. Chính vì vậy Đảng ta đặt vấn đề phải cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, bao gồm cả bộ máy, cán bộ, công chức, kể cả phương pháp, điều kiện cụ thể để cải cách.

Nêu rõ khâu yếu nhất trong cải cách hành chính là công tác cán bộ, Thủ tướng cho rằng, bộ máy chính quyền các cấp của chúng ta tuy “đông” nhưng “chưa mạnh”. Do đó, nếu không cải cách, đổi mới thì chúng ta tự thụt lùi, tự thui chột, tự lạc hậu.

Trong nhiều biện pháp nêu ra để cải cách hành chính thành công, Thủ tướng có nhấn mạnh đến giải pháp con người trong bộ máy công quyền, có đức, có tài và biết quán xuyến giải quyết công việc thuộc ngành và địa bàn mình quản lý để phục vụ nhân dân tốt nhất.

“Những biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới, trước hết là giải pháp về con người, cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục nhân dân. Tất cả những công việc có liên quan đến công việc của địa bàn, của ngành mình thì phải quán xuyến phục vụ nhân dân phục vụ phát triển là rất quan trọng. Để làm được điều đó, việc thi tuyển công chức để chọn người có tài, chọn người có đức vào bộ máy rất quan trọng”, Thủ tướng nêu rõ.  

Để cải cách hành chính đi vào chiều sâu, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương. Coi cải cách hành chính là nhiệm vụ nặng nề, nhưng phải làm để phát triển đất nước…

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

Sau một ngày làm việc tích cực với 3 phiên và 4 phần thảo luận sôi nổi, trên tinh thần khách quan, khoa học và xây dựng, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” do Đại học Phạm Văn Đồng và Đại học Nha Trang phối hợp tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa đã bế mạc ngày 18/8.


Tại Hội thảo, các học giả đều cho rằng Trung Quốc đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông. Đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài Quốc tế.

Gần 30 tham luận và nhiều ý kiến của các học giả phát biểu tại Hội thảo tập trung thảo luận nhiều vấn đề như: Quy chế của đảo, đá, trong luật quốc tế; phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế ngày 12/7 vừa qua; nội dung, ý nghĩa và tác động của phán quyết đối với tranh chấp ở khu vực Biển Đông; vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy tiến trình ngoại giao pháp lý thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông…

Tiến sỹ Amy Searight, đến từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ cho biết, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là yêu cầu các quốc gia phải ngừng xây dựng, cải tạo đảo, đá, ngừng các hoạt động quân sự hóa ở các vùng tranh chấp. Phán quyết vừa qua có thể tạo ra tiền lệ tốt về giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Tiến sỹ Amy Searight nêu rõ: “Đây là phán quyết quốc tế có tính ràng buộc nhưng không có lực lượng để thực thi. Vì vậy, cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là các quốc gia trong khu vực cần phải kiên định và đoàn kết để có thể cùng nhau đòi hỏi để buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của luật pháp quốc tế”.

Tại Hội thảo, một số học giả cũng bày tỏ quan ngại và phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc như: xây dựng, cải tạo đảo trái phép và đẩy nhanh tiến trình quân sự hóa ở Biển Đông...

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều 19/8

Liên Bộ Tài chính – Công Thương mới có thông báo mới về điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ 15h30 chiều nay (19/8).


Theo đó, giá xăng RON 92 tăng 675 đồng/lít so với giá hiện hành lên mức 15.374 đồng/lít; Giá xăng sinh học E5 tăng 975 đồng/lít so với mức giá hiện hành lên mức 15.225 đồng/lít.

Liên bộ cũng quy định tăng giá đối với các mặt hàng dầu. Cụ thể, giá dầu diezel 0.05S tăng 253 đồng/lít lên mức 11.914 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 200 đồng/lít lên mức 10.496  đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 214 đồng/lít lên mức 8.837 đồng/lít (kg).

Liên bộ cũng thống nhất giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.

Lần đầu tiên, nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh

Sau khi kết thúc đợt 1 xét tuyển vào các trường đại học (ĐH), nhiều trường ĐH tốp đầu (có uy tín, chất lượng đào tạo) thông báo thiếu chỉ tiêu tuyển sinh và cần bổ sung ở đợt tuyển sinh tiếp theo.


Lần đầu tiên trong nhiều năm gần đây, ĐH Bách khoa Hà Nội không tuyển đủ thí sinh ngay từ đợt 1 nên trường vừa thông báo tuyển bổ sung gần 800 chỉ tiêu cho 26 ngành đào tạo. Nhóm ngành KT12 gồm Kỹ thuật Cơ khí (cơ khí chế tạo và cơ khí động lực), Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật Tàu thủy thiếu nhiều nhất 120 chỉ tiêu với điểm xét từ 8 trở lên, Kỹ thuật điện tử - Truyền thông thiếu 80 chỉ tiêu xét từ 8,3 trở lên.

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành vào 2 trường trong đợt đầu xét tuyển. Nhiều thí sinh điểm cao trúng tuyển cả hai đại học nên tỷ lệ ảo rất lớn. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thì các trường phải chấp nhận tỷ lệ ảo.

Thống kê tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu để các trường tải dữ liệu về xét tuyển cho thấy đã có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Thí sinh ảo là tất yếu.

Đợt xét tuyển bổ sung nguyện vọng 1 diễn ra từ ngày 21 đến 31/8. Đợt này, thí sinh được đăng ký tối đa 3 trường, mỗi trường không quá 2 ngành và không được thay đổi nguyện vọng. Trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9.

Trùng tu Chùa Cầu, Hội An bằng giải pháp nào?

Chùa Cầu hay còn gọi là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An- Di sản văn hóa thế giới.


Dựa vào văn bia và truyền khẩu, Chùa Cầu được xây dựng muộn nhất là vào đầu thế kỷ XVII. Nơi đây trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách mỗi khi đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu vừa là công trình giao thông, vừa là công trình tín ngưỡng, di tích lịch sử, văn hóa, là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hiện nay công trình này đang xuống cấp. Giải pháp nào trùng tu chùa Cầu đã được hơn 100 nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý Việt Nam và Nhật Bản tham gia tranh luận.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố gốc, cấu thành di tích, bảo đảm tính xác thực của di tích, không làm sai lệch những giá trị vốn có của di tích, hạn chế tối đa mọi sự thay thế, nhất là thay thế bằng vật liệu, chất liệu mới.

Nhưng cũng có ý kiến đưa ra phương án hạ giải toàn bộ để xử lý các hạng mục của cầu là phù hợp với hiện trạng xuống cấp hiện nay. Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch thống nhất với phương án hạ giải toàn bộ Chùa Cầu.

Đoàn TTVN kết thúc Olympic 2016 với 1 HCV, 1 HCB

Nữ đô vật Vũ Thị Hằng đã không thể thi đấu tại Olympic Rio ở hạng 48kg vì tái phát chấn thương, vì thế niềm hy vọng cuối cùng của ĐT vật và đoàn TTVN - Nguyễn Thị Lụa (hạng 53kg) bước vào thi đấu tối 18/8 với nhiều sức ép tâm lý.


Từng giành HCB ASIAD, nhưng ở sân chơi Olympic Nguyễn Thị Lụa sẽ khó có thể tiến sâu. Và thực tế đã chứng minh điều trên, đô vật người Việt Nam gặp đối thủ Isabelle Sambou của Senegal ở trận ra quân. Dù đã thi đấu đầy nỗ lực nhưng Nguyễn Thị Lụa đã thất bại nhanh chóng với tỷ số chung cuộc 0-5.

Như vậy, đoàn TTVN đã kết thúc hành trình tại Olympic 2016 với thành tích 1 HCV, 1 HCB của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Đây là kỳ Olympic thành công nhất trong lịch sử Olympic của Đoàn TTVN khi lần đầu tiên có HCV. Trước đó, năm 2000 Việt Nam có 1 HCB do công của võ sĩ taekwondo Hiếu Ngân. Và năm 2008, Hoàng Anh Tuấn giành thêm 1 HCB ở môn cử tạ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu điểm thể thao: Đoàn TTVN kết thúc Olympic 2016 với 1 HCV, 1 HCB
Tiêu điểm thể thao: Đoàn TTVN kết thúc Olympic 2016 với 1 HCV, 1 HCB

VOV.VN - Sau thất bại của đô vật Nguyễn Thị Lụa ở hạng cân 53kg, đoàn TTVN cũng chính thức khép lại Olympic 2016 với thành tích 1 HCV, 1 HCB.

Tiêu điểm thể thao: Đoàn TTVN kết thúc Olympic 2016 với 1 HCV, 1 HCB

Tiêu điểm thể thao: Đoàn TTVN kết thúc Olympic 2016 với 1 HCV, 1 HCB

VOV.VN - Sau thất bại của đô vật Nguyễn Thị Lụa ở hạng cân 53kg, đoàn TTVN cũng chính thức khép lại Olympic 2016 với thành tích 1 HCV, 1 HCB.

Lần đầu tiên, nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh
Lần đầu tiên, nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh

VOV.VN - Nhiều trường đại học tốp đầu thiếu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chỉ tiêu tuyển sinh nên phải thông báo tuyển bổ sung ở đợt sau.

Lần đầu tiên, nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh

Lần đầu tiên, nhiều trường đại học tốp đầu không tuyển đủ thí sinh

VOV.VN - Nhiều trường đại học tốp đầu thiếu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chỉ tiêu tuyển sinh nên phải thông báo tuyển bổ sung ở đợt sau.

Thủ tướng: "Dân nộp thuế không phải để chúng ta muốn làm gì thì làm"
Thủ tướng: "Dân nộp thuế không phải để chúng ta muốn làm gì thì làm"

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Tôi đề nghị chúng ta phục vụ dân, không phải dân nộp thuế để chúng ta muốn làm gì thì làm".

Thủ tướng: "Dân nộp thuế không phải để chúng ta muốn làm gì thì làm"

Thủ tướng: "Dân nộp thuế không phải để chúng ta muốn làm gì thì làm"

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Tôi đề nghị chúng ta phục vụ dân, không phải dân nộp thuế để chúng ta muốn làm gì thì làm".

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông
Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

VOV.VN - Các học giả cho rằng Trung Quốc đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông

VOV.VN - Các học giả cho rằng Trung Quốc đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay
Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON 92 tăng 675 đồng/lít lên mức 15.374 đồng/lít, giá dầu các loại tăng từ 200 – 253 đồng/lít.

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

Giá xăng tăng 675 đồng/lít từ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON 92 tăng 675 đồng/lít lên mức 15.374 đồng/lít, giá dầu các loại tăng từ 200 – 253 đồng/lít.