Ngành dệt may nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi

VOV.VN -Ngành dệt may đang dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, với tỷ trọng 16%.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dệt may chưa thực sự có nền tảng vững chắc, khi phần lớn vẫn sản xuất gia công và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho ngành thì cần nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi.

Ngành dệt may trong nước đang nâng cao năng lực cạnh tranh (Ảnh minh họa: KT)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý 1 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt trên 5 tỷ 600 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, tiếp đó là Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đặc biệt 2 tháng đầu năm, tỷ lệ thặng dư trong xuất khẩu của ngành đạt tới 50%, điều này cho thấy chiến lược đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã có hiệu quả. Nếu như năm 2016, xuất khẩu dệt may chỉ đạt mức tăng trưởng 9,2%, năm nay, kết quả này sẽ khả quan hơn với mức tăng trưởng dự kiến từ 13-14%. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 8.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt nay Việt Nam cho rằng, để đảm bảo xuất khẩu bền vững, ngành cần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi, có lựa chọn, tránh dàn trải.

Đồng thời, theo ông Giang, cần chú trọng tới thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, xây dựng thương hiệu mới và các kênh tiêu thụ../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU
Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU

VOV.VN - Để được hưởng mức thuế quan ưu đãi lý tưởng, doanh nghiệp phải tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa nếu không muốn chịu mức thuế như bình thường.

Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU

Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU

VOV.VN - Để được hưởng mức thuế quan ưu đãi lý tưởng, doanh nghiệp phải tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa nếu không muốn chịu mức thuế như bình thường.

Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm
Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

VOV.VN - Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.  

Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm

VOV.VN - Các doanh nghiệp may mặc cần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.  

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu
“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu, nhưng lại có nhiều “điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu, nhưng lại có nhiều “điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó
Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

VOV.VN - Nếu không có chính sách đột phá, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 dự báo sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016.

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

VOV.VN - Nếu không có chính sách đột phá, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 dự báo sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016.

Dệt may Việt Nam đang tụt hậu
Dệt may Việt Nam đang tụt hậu

Để đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2017 đạt 28 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam phải giữ được tốc độ tăng trưởng trên 10%.

Dệt may Việt Nam đang tụt hậu

Dệt may Việt Nam đang tụt hậu

Để đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2017 đạt 28 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam phải giữ được tốc độ tăng trưởng trên 10%.