Thức trắng cả tháng cứu chữa hơn 1 ngàn thương bệnh binh

VOV.VN - Ngành Quân y Cần Thơ đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ thiếu thốn đủ thứ từ thuốc men, con người đến phương tiện...

Chiến tranh đã lùi xa, 42 năm từ ngày chiến thắng lịch sử trọng đại của dân tộc ta 30 – 4 – 1975, hai miền đất nước hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ấy, tại vùng đất Tây Đô năm xưa vẫn vang mãi những huyền thoại và chiến công thầm lặng trong chiến để giành giật lại sự sống cho thương bệnh binh, đó chính là những chiến tích của Ngành Quân y thuộc Tiểu đoàn Tây Đô anh hùng năm xưa. 

Ngành Quân y Cần Thơ đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ thiếu thốn đủ thứ từ thuốc men, con người đến phương tiện...Khi mới thành lập chỉ có vài ba người, trình độ chuyên môn còn non yếu nhưng đã là chỗ dựa vững chắc của lực lượng vũ trang Cần Thơ khi đó.

Trạm quân y dã chiến (Ảnh minh hoạ).
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết một thời gian, ông Lê Hiền Tài, đã tham gia cách mạng, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của ông, ký ức sâu đậm nhất mà ông không thể nào quên là chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968. Năm đó, tất cả các mặt trận đều diễn ra các trận đánh ác liệt, có nhiều chiến sĩ của ta bị thương và hy sinh. Trong cuộc tổng tiến công này, ông cùng 30 Quân y đã cứu chữa cho hơn 1 ngàn thương bệnh binh mà khi đó  chỉ có 3 y sĩ. Đợt tấn công đầu tiên quân ta bị thương nhiều, chỉ có 30 người mà tiếp nhận một lúc hơn 250 thương, bệnh binh, đa phần là những thương binh nặng.

Trong suốt chiến dịch các anh em trong ngành Quân y phải thức suốt ngày đêm, làm việc không ngừng nghỉ bên bàn mổ để lo cho thương binh; có những lúc tưởng chừng không thể nhấc được tay để cầm dao, kéo nhưng với sự quyết tâm phải cứu chữa đồng đội bằng mọi giá, ông và mọi người cứ thế động viên nhau cố gắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đứng suốt ngày đêm bên bàn mổ, đồng đội đã phải tiếp sữa cho ông để tiếp tục phẫu thuật cho các thương, bệnh binh; không ít những anh em thức trắng nhiều ngày đêm đã gục ngã ngay trên bàn mổ vì kiệt sức.

Chiến dịch Tết Mậu Thận 1968, ông đã thức trắng 26 ngày không ngủ để phẫu thuật cho các thương, bệnh binh; ở những thời khắc quyết định, các cán bộ ngành Quân y đã kịp thời tạo ra ngân hành máu để cứu chữa kịp thời cho thương binh. 

Ông Lê Hiền Tài nhớ lại: "Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước non kém về chuyên môn. Khó khăn, gian khổ như thế đồng đội cùng đoàn kết nhất trí với nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ thương binh. Những chiến dịch lớn kể cả xuân Mậu Thân 1968, tới 30 - 4 chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại…đều là kỷ niệm rất lớn".

Đối với cô Nguyễn Thị Ánh Xuân, kỷ niệm khó quên nhất trong quá trình hoạt động cách mạng của mình là năm 1972. Khi đó cô mới tròn 16 tuổi và được điều về Trạm xá làm việc. Công tác tại Trạm xá được vài ngày thì gặp đợt càn quét ác liệt của địch. Vào một buổi sáng năm 1972, khi trời vừa rạng sáng  địch đổ quân và bắt đầu càn quét vào Trạm xá; 12 chiếc trực thăng đổ quân xuống và càn vào Trạm xá. Khi đó, Trạm xá có 15 thương bệnh binh và 4 quân y phục vụ. 

Khi địch càn vào thì tất cả mọi người đều chạy, nhưng có hai bộ đội bị thương nặng không chạy được, đành trườn mình xuống mé kênh mương, thấy vậy cô chạy ra và kè 2 thương binh này ra hết đường kênh để ẩn náu thì bị trực thăng địch phát hiện rải bom và càn quét dữ dội. Trong đó, có một thương binh bị địch bắn trúng chân đành nấp vào bụi dừa. Sự kiện đó sẽ không bao giờ quên đối với cô người con gái mới 16 tuổi, gan dạ trước đạn bom của quân thù.

Chiến trường Cần Thơ là tiền tuyến nên chịu sự càn quét các liệt của quân thù từ bộ binh, pháo binh và không quân; việc cứu chữa và bảo vệ thương binh gặp nhiều khó khăn, gian khổ. ông Phạm Chánh Nghĩa cán bộ quân y cho biết, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi căn cứ là nhà dân, được dân che trở, đùm bọc, nuôi dưỡng cả thương bệnh binh lẫn cán bộ trong hầm bí mật.  Cái ơn này có lẽ cả cuộc đời sẽ không bao giờ trả hết được. Nhiều khi quân địch càn quét dữ dội mà không hiểu sao vẫn còn sống.

Nhớ lại câu chuyện năm xưa ông Phạm Chánh Nghĩa kể lại: Nhiều khi bom đánh gần gần kế bên mình, giặc càn mấy điểm nhưng nhờ được báo trước nên chuyển thương binh đi xuống hầm, khi bộ đội bị thương về nằm trong quân y hầm trú ẩn đã được chuẩn bị đầy đủ...

Những ngày này khắp nơi trên cả nước đang tưng bừng kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử trọng đại của dân tộc 30 – 4 – 1975, những người lính Quân y Cần Thơ năm xưa  đều có chung một nỗi nhớ đồng chí, đồng đội đã hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Và họ luôn tự hào đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác Hồ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Hà Nội tại Đức kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10
Người Hà Nội tại Đức kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10

VOV.VN - Đông đảo bà con Hà Nội, những người yêu mến Thủ đô Hà Nội từ Berlin và vùng phụ cận đã tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10.

Người Hà Nội tại Đức kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10

Người Hà Nội tại Đức kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10

VOV.VN - Đông đảo bà con Hà Nội, những người yêu mến Thủ đô Hà Nội từ Berlin và vùng phụ cận đã tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10.

Gặp mặt cựu chiến binh Việt Nam trên quê hương Lenin nhân dịp 30/4
Gặp mặt cựu chiến binh Việt Nam trên quê hương Lenin nhân dịp 30/4

VOV.VN - Nhân dịp 30/4, một nhóm cựu chiến binh Việt Nam tại thành phố Ulianovsk- quê hương của Lenin, đã tổ chức gặp mặt để ôn lại kỷ niệm xưa.

Gặp mặt cựu chiến binh Việt Nam trên quê hương Lenin nhân dịp 30/4

Gặp mặt cựu chiến binh Việt Nam trên quê hương Lenin nhân dịp 30/4

VOV.VN - Nhân dịp 30/4, một nhóm cựu chiến binh Việt Nam tại thành phố Ulianovsk- quê hương của Lenin, đã tổ chức gặp mặt để ôn lại kỷ niệm xưa.