Người dân Việt Nam từ lâu đã được tự do tín ngưỡng

Đó là khẳng định của ông Andre Sauvageot- một cựu binh Mỹ từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ 8/1964-4/1973.

Ông cũng là một trong những người Mỹ đầu tiên trở lại Việt Nam với vai trò của một doanh nhân sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ.

Đến nay, ông đã có “thâm niên” gần 20 năm sống ở Việt Nam, nói tiếng Việt rất giỏi, đã đi từ Bắc tới Nam, sống và chứng kiến những thay đổi trên khắp đất nước Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam, ông Andre Sauvageot cho rằng các cấp lãnh đạo Việt Nam bảo đảm tự do tín ngưỡng từ Hiến pháp, đặc biệt là Điều 70, được bổ sung bởi Pháp lệnh và quy chế của Nhà nước. Những chính sách này đã, đang được thực hiện trên thực tế. Như vậy, theo ông Andre Sauvageot, không có giáo dân, giáo sĩ, linh mục, sư sãi nào gặp khó khăn chỉ vì tham dự hay tổ chức lễ lạt tôn giáo, giải thích tư tưởng của các giáo chủ hay thánh nhân sáng lập đạo, miễn là không có hành vi vi hiến hay bất hợp pháp mà thôi.

Ông Andre Sauvageot cho biết, ông có nhiều bạn Việt Nam là giáo sĩ, chủ yếu theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo rất trung thành với tôn giáo của mình. Họ cũng tự thấy mình hoàn toàn được tự do tín ngưỡng, tham dự các lễ mỗi tuần… Bản thân ông, mặc dù không theo bất cứ tôn giáo nào và không có tín ngưỡng nhưng ông rất hoan nghênh Điều 70 của Hiến pháp Việt Nam vì đã bảo đảm quyền tự do không theo tôn giáo nào, cũng như bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. “Đây là điều quan trọng nếu muốn xây dựng một xã hội bình đẳng, ổn định chính trị lâu dài căn cứ vào nguyên tắc tách rời quyền lực của Nhà nước và ảnh hưởng của các tôn giáo. Vì vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo là tuyệt vời”, ông Andre Sauvageot khẳng định.

Liên quan đến việc ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội lợi dụng tôn giáo để kích động một bộ phận giáo dân tụ tập cầu nguyện trái phép, huỷ hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng tới khối đoàn kết dân tộc, ông Andre Sauvageot cho rằng, đây là trường hợp Nhà nước đã và đang cố gắng giải quyết bằng pháp luật đúng đắn, như Quyết định 81/QĐ-UBND, đề ngày 9/1/2008. Tuy nhiên, vẫn xảy ra các hành vi như đẩy đổ cổng sắt, thậm chí đánh bị thương người bảo vệ mà không có chính phủ của bất cứ nước nào có thể chấp nhận. Ngay cả Chính phủ liên bang Mỹ nếu có vụ gì liên quan đến trung ương hay là các chính quyền liên bang, các thành phố, thị trấn cũng không thể chấp nhận các hành vi phá hoại tài sản, đánh người, chiếm cơ quan của chính quyền… Đương nhiên phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ các cơ quan của Nhà nước và phạt những người vi phạm luật. Một điều kiện tiên quyết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân là xây dựng và phát triển nền pháp trị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên