Thủ tướng đánh giá cao vai trò chức sắc, chức việc tổ chức tôn giáo

VOV.VN - Thủ tướng đánh giá cao các chức sắc, chức việc có nhiều ý kiến tâm huyết, thể hiện tinh thần xây dựng Tổ quốc.

Sáng 19/12, tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các tổ chức tôn giáo. Cùng dự có Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng, lãnh đạo một số bộ ngành Trung ương và đông đảo các vị chức sắc, chức việc tôn giáo đại diện cho các tổ chức tôn giáo trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các đại biểu dự hội nghị.
Thủ tướng đề nghị các vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo với trọng trách cao cả của mình, tiếp tục gưỡng mẫu, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào chung về phát triển kinh tế - xã hội:

Tại hội nghị, các chức sắc, chức việc đại diện cho các tổ chức tôn giáo phát biểu tại hội nghị đều nhấn mạnh, dù là tôn giáo nội sinh hay phái sinh, dù ở vùng miền nào, thì đều chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời đẹp đạo” gắn bó, đồng hành với đất nước.  

Ông Thành Thanh Tâm, Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Isalam của tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo Isalam của tỉnh đã thực hiện tốt công tác đối ngoại, góp phần quảng bá, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; kết nối và huy động các nguồn lực đầu tư vào trong nước phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội.

“Chúng tôi có quan hệ với các hội, tổ chức từ thiện Hồi giáo khu vực và thế giới, các tổ chức phi chính phủ để phục vụ công tác từ thiện nhân đạo. Cộng đồng hồi giáo Isalam đã tổ chức nhiều đợt khám chữa bệnh cho nhân dân, mua sắm trang thiết bị xe cứu thương cho các bệnh xá; trao hàng nghìn xe đạp cho học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa, phát tặng quà, xây dựng nhà mái ấm tình thương cho hộ gia đình nghèo, hộ gia đình chính sách; xây dựng cầu đường, các giếng nước sạch ở vùng sâu cho cộng đồng được hưởng lợi”, ông Tâm cho biết. 

Đại diện nhiều tổ chức tôn giáo đánh giá cao Luật Tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua và đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đánh giá, Luật Tín ngưỡng tôn giáo đã có nhiều điều khoản để các công giáo được tham gia các hoạt động xuất bản kinh sách, ấn phẩm về tôn giáo của mình, được thành lập các cơ sở giáo dục, mở trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thành lập bệnh viện, cơ sở khám bệnh chữa bệnh và các cơ sở bảo trợ xã hội cũng như các hoạt động từ thiện nhân đạo.

“Luật Tín ngưỡng tôn giáo không ngừng tăng cường đoàn kết cộng đồng các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện đường lối đúng đắn của của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo hộ quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội”, Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn khẳng định.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các chức sắc, chức việc có nhiều ý kiến tâm huyết, thể hiện tinh thần xây dựng Tổ quốc. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng đã được các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

“Chúng ta rất phẩn khởi khi Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua. Luật này đã lắng nghe tiếp thu các ý kiến của các chức sắc và nhân dân, tạo điều kiện hơn cho hoạt động tôn giáo, đặc biệt trong hội nhập quốc tế, thủ tục hành chính thuận lợi hơn. Trước đây, quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là 23 năm, nay đã giảm xuống chỉ còn 5 năm. Chúng ta cũng phải nói rõ để quốc dân đồng bào và thế giới biết, chưa bao giờ các chùa được xây dựng lớn như hiện nay, không nơi nào nhà thờ, tu viện được sửa chữa xây dựng ở mọi vùng miền đất nước”, Thủ tướng nêu rõ.

Theo quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo, các tôn giáo cũng được hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện. Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ có hướng dẫn để thực hiện đúng pháp luật vấn đề này.  

Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, tình hình tôn giáo ở nước ta tương đối ổn định, các sinh hoạt tôn giáo cơ bản tuân thủ quy định của pháp luật; đồng bào, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhiệt tình hưởng ứng và tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.    

Tuy vậy, vẫn có những khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội, môi trường sống, về cơ chế, chính sách, pháp luật và khâu thực hiện; có những khó khăn do sự khác biệt về nhận thức, do có sự chưa thấu hiểu nhau giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tôn giáo. Thậm chí, ở đâu đó còn có sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu.

“Tôi trân trọng đề nghị các quý vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo với trọng trách cao cả của mình, tiếp tục gưỡng mẫu, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào chung về phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chúng ta đều là người Việt Nam, đều là con cháu Hồng Lạc, chúng ta cần có trách nhiệm chung với dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước”, Thủ tướng đề nghị.

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng đã trực tiếp giải đáp các đề xuất của các đại biểu về việc sớm xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Tín ngưỡng tôn giáo và tránh tình trạng xin - cho; quán triệt Luật Tín ngưỡng tôn giáo đến cán bộ công chức từ trung ương đến địa phương; hỗ trợ đồng bào phật giáo Việt Nam sinh sống ở nước ngoài…

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các chức sắc, chức việc các tổ chức các tôn giáo phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp bảo đảm hoạt động của các tổ chức theo đúng Hiến chương đã được chấp thuận và đúng quy định của pháp luật; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế.  

Thủ tướng giao Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các địa phương rà soát các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; y tế, giáo dục, dạy nghề; đặc biệt là vấn đề đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự; hoạt động quốc tế, pháp nhân của tổ chức tôn giáo… kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn./.

Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 28.000 cơ sở thờ tự. Đồng bào các tôn giáo đã tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Góp phần cùng Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội, các tổ chức tôn giáo thành lập 269 trường mầm non, 905 nhóm, lớp mầm non, với 6.620 phòng học, tương đương 1,9% tổng số cơ sở giáo dục cả nước. Cả nước hiện có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài… đang nuôi dưỡng trên 12 triệu trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

VOV.VN -Luật tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua cho thấy, các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi.

Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

VOV.VN -Luật tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua cho thấy, các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò đồng bào tôn giáo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò đồng bào tôn giáo

VOV.VN - Thủ tướng: Đồng bào các tôn giáo đã góp công lớn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò đồng bào tôn giáo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò đồng bào tôn giáo

VOV.VN - Thủ tướng: Đồng bào các tôn giáo đã góp công lớn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước

Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ
Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đánh giá, so với Pháp lệnh trước đây thì dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ hơn.

Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ

Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đánh giá, so với Pháp lệnh trước đây thì dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ hơn.

Thủ tướng tin tưởng vào sự đóng góp của các tôn giáo với đất nước
Thủ tướng tin tưởng vào sự đóng góp của các tôn giáo với đất nước

VOV.VN - Tín đồ các tôn giáo là lực lượng lao động sản xuất đông đảo, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng tin tưởng vào sự đóng góp của các tôn giáo với đất nước

Thủ tướng tin tưởng vào sự đóng góp của các tôn giáo với đất nước

VOV.VN - Tín đồ các tôn giáo là lực lượng lao động sản xuất đông đảo, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.