Tặng thầy cô quà gì dịp 20/11?

VOV.VN -Món quà mà các thầy cô muốn nhận được chính là sự trưởng thành, thành đạt của các thế hệ học trò.

Ngày lễ hiến chương các nhà giáo, Ngày nhà giáo Việt Nam… những tên gọi ấy đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Điều này thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”, hiếu học của người Việt.

Thế nhưng, theo sự vận động của thời gian, cách các phụ huynh và học sinh ứng xử với ngày lễ hiến chương các nhà giáo cũng thay đổi rất nhiều. 20 năm trước, học trò tặng cô những tấm bưu thiếp tự làm, ngắt một bó hóa đồng tiền, thược dược trong vườn nhà mang đến tặng cô, cô trò vui vẻ hàn huyên đủ thứ chuyện. Còn bây giờ, nhiều phụ huynh lựa chọn những món quà đắt tiền, thực dụng hơn là tặng thầy cô tiền để cô thích gì mua nấy… tạo nên một sự so sánh “không hề nhẹ” giữa phụ huynh và chính các em học sinh với nhau. Chính vì vậy, với nhiều phụ huynh học sinh, ngày này trở thành gánh nặng lo toan. Họ trăn trở suy nghĩ tặng quà gì cho thầy cô, tặng cho thầy cô nào thì hợp lý… Phong trào tặng hoa, quà, phong bì dịp 20/11 nở rộ khiến những người có con đi học mà không đến gặp thầy cô được một lần thì lo lắng, áy náy “không biết con mình có được chăm sóc, quan tâm cẩn thận không”…

Món quà đáng yêu của học sinh trường Vinschool tặng cô giáo ngày 20/11

“Văn hóa” quà cáp, phong bì đã khiến nhiều người không thiện cảm khi nghĩ đến ngày nhà giáo Việt Nam. Đặc biệt là những gia đình nghèo, gia đình không có điều kiện, họ thêm lo khi đến những ngày phải lo hiếu hỉ, chúc mừng thầy cô. Vì sao lại có thực  tế này? Bởi cũng có một số người đứng trên bục giảng rất thực dụng, thường có thói trù dập, dọa nạt học sinh, trầm trọng hóa các lỗi học sinh mắc phải… Điều đáng mừng là những người như vậy chỉ là số ít trong đội ngũ những người đứng lớp. Phần đông, các thầy cô đều là những người có tâm với nghề, được học trò yêu quí. Trong cuộc sống, chúng ta luôn nhìn thấy sự kính trọng của trò với thầy, là tình thầy trò thắm thiết khiến nhiều học sinh ra trường nhiều năm vẫn nhớ về thầy cô và trường xưa. Nhiều thầy cô, dù cuộc sống bộn bề khó khăn nhưng rất chuyên tâm với nghề, đào tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi giang, có ích cho gia đình và đất nước.

Để hình ảnh người thầy giáo, cô giáo không bị méo mó, sai lệch trong sự đánh giá của các bậc cha mẹ, học sinh và xã hội, được biết, nhiều trường phổ thông đã ra qui định “Thầy cô không được nhận quà của phụ huynh và học sinh”. Nhà trường đã gửi tin nhắn, email đến từng phụ huynh đề nghị phối hợp thực hiện để xây dựng hình ảnh Người giáo viên. Không khí 20/11 ở những ngôi trường này không phải vì thế mà kém vui tươi, hồ hởi, tình thầy trò không phải vì thế mà bớt thắm thiết đi.

Trong số hàng triệu giáo viên đang công tác hiện nay, chỉ một phần có may mắn được công tác ở các trung tâm, đô thị, còn không ít các thầy cô giảng dạy, công tác ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Nhiều người trong số họ, có khi cả đời làm giáo viên đâu có ai tặng quà, phong bì mà họ vẫn có những học trò trưởng thành, giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp…

Kính trọng hơn cả là các thầy cô hàng chục năm trời phải băng đèo, vượt suối đi vận động từng em học sinh đến lớp. Có những thầy cô còn phải nhường cơm cho học trò… Họ quên cả tuổi thanh xuân, quên cả việc lo toan cho cuộc sống bản thân, dốc hết tình yêu thương cho những học trò nghèo thiệt thòi về điều kiện kinh tế - xã hội. Cuộc sống vất vả, kham khổ là vậy nhưng họ chưa một lần kêu ca, phàn nàn. Nhiều tấm gương hy sinh vì học sinh thân yêu của các thầy cô khiến nhiều người dưng dưng cảm động và quý trọng.

Sau bao vất vả hy sinh, món quà mà các thầy cô muốn nhận được chính là sự trưởng thành, thành đạt của các thế hệ học trò, có thầy cô ước mong giản dị – “các em là những công dân tốt”.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, dù công cuộc giáo dục nước nhà vẫn bộn bề lo toan, vất vả, cuộc sống của nhiều thầy cô còn muôn vàn khó khăn nhưng mỗi người, trong sâu thẳm trái tim luôn nhớ về những người thầy, người cô đã dìu dắt mình trên những chặng đường đã qua; thầm ước mong thầy cô mình luôn mạnh khỏe, yêu nghề!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo 29 năm chở “con chữ” đến đảo xa
Cô giáo 29 năm chở “con chữ” đến đảo xa

VOV.VN - Cô giáo Nguyễn Thị Hợi, trường PTCS Bản Sen, người đã dành 29 năm "cắm đảo", không ngừng nỗ lực sáng tạo trong công tác giảng dạy học trò.

Cô giáo 29 năm chở “con chữ” đến đảo xa

Cô giáo 29 năm chở “con chữ” đến đảo xa

VOV.VN - Cô giáo Nguyễn Thị Hợi, trường PTCS Bản Sen, người đã dành 29 năm "cắm đảo", không ngừng nỗ lực sáng tạo trong công tác giảng dạy học trò.

Xúc động trước cô giáo gần 30 năm thầm lặng “gieo chữ” ở đảo xa
Xúc động trước cô giáo gần 30 năm thầm lặng “gieo chữ” ở đảo xa

VOV.VN - Đối với cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy những tháng ngày miệt mài bên từng trang giáo án với sự nghiệp trồng người ở xã đảo xa xôi luôn là kỷ niệm đẹp.

Xúc động trước cô giáo gần 30 năm thầm lặng “gieo chữ” ở đảo xa

Xúc động trước cô giáo gần 30 năm thầm lặng “gieo chữ” ở đảo xa

VOV.VN - Đối với cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy những tháng ngày miệt mài bên từng trang giáo án với sự nghiệp trồng người ở xã đảo xa xôi luôn là kỷ niệm đẹp.

Cô giáo trẻ hết lòng với xã đảo nghèo ở TPHCM
Cô giáo trẻ hết lòng với xã đảo nghèo ở TPHCM

VOV.VN - Ngay tại trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên khi về công tác ở xã đảo cũng gặp nhiều khó khăn.

Cô giáo trẻ hết lòng với xã đảo nghèo ở TPHCM

Cô giáo trẻ hết lòng với xã đảo nghèo ở TPHCM

VOV.VN - Ngay tại trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên khi về công tác ở xã đảo cũng gặp nhiều khó khăn.