8 bé trai là nạn nhân vụ mua bán người được đưa về với tổ ấm mới

VOV.VN - Sau nhiều năm, 8 bé trai trong đường dây buôn bán trẻ sơ sinh năm 2011 đã tìm được các gia đình nhận nuôi theo quy định của pháp luật.

Giây phút nghẹn ngào chia tay các mẹ ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh sẽ là một ký ức không thể quên trong cuộc đời của mỗi bé.
10 em bé bị mua bán qua biên giới được Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh nuôi dưỡng.
10 cái tên của những đứa trẻ: Cộng, Hòa, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng, Mạnh được nhắc đến rất nhiều trong những năm qua. Đây là những nạn nhân trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh Việt Nam sang Trung Quốc. Cuộc sống của những đứa trẻ hồn nhiên này bỗng mở ra một bầu trời mới khi lực lượng công an tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Việt Nam triệt phá 1 vụ án, bắt giữ 40 đối tượng, khởi tố 24 bị can về hành vi mua bán trẻ em.
10 trẻ em Việt Nam được cứu thoát khỏi bàn tay của bọn buôn bán người. 5 năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy sau những ngày được sống tại Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh đã có gia đình mới. 8 đứa trẻ sẽ theo 8 con đường với những số phận khác nhau. Trước đó, 2 cháu Mạnh và Cộng đã được bàn giao về với gia đình.
Cô Trần Thị Thanh Vân, Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ: “Khi các cháu về đây, các mẹ rất thương, lúc đó các cháu chỉ khoảng hơn 1 tuổi. Có cháu lúc đó mới mọc răng, mới bắt đầu lẫm chẫm biết đi. Trung tâm đã cho kiểm tra toàn bộ sức khỏe cho các cháu để có biện pháp chăm sóc. Còn về mặt tình cảm, các cháu chắc chắn bị thiếu thốn nên các cháu rất dễ gần với những người mẹ mới. Tuy nhiên các cháu lại không biết tiếng Việt nên gần như các mẹ phải dạy các cháu từ những ngôn ngữ đầu tiên”.
Nhớ lại, vào tháng 12 năm 2016, Bộ Công an và Bộ Tư pháp có văn bản trả lời chính thức là không thể tìm được cha mẹ đẻ của các em, đồng thời đưa ra kết luận tìm gia đình thay thế với ưu tiên là chọn các gia đình trong nước. Vì hoàn cảnh của các bé rất đặc biệt nên mỗi khi có hồ sơ, tỉnh Quảng Ninh đều cử cán bộ về tận địa phương để thẩm định.
Chị Trần Hải Yến, cán bộ tư pháp hộ tịch phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Với các hồ sơ, UBND xã đều đã xác nhận đầy đủ điều kiện, tuy nhiên về phía địa phương thấy rằng, chúng tôi phải có trách nhiệm tìm được một gia đình, một mái ấm tốt nhất cho trẻ, nên chúng tôi cũng đã về đến tận địa phương để thẩm định dựa trên các tiêu chí về hoàn cảnh gia đình, về nhà ở, đất ở, điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất hạ tầng và về phẩm chất đạo đức tư cách của gia đình. Dựa trên tất cả các tiêu chí, để tìm được gia đình có thể nuôi dạy các cháu một cách tốt nhất”.

5 năm trôi qua, giờ đây 8 đứa trẻ sẽ được về với gia đình mới.
Quá trình thẩm định diễn ra trong gần 1 tháng với 14 hồ sơ xin nhận con nuôi, trong đó có nhiều gia đình nhận nuôi ở các tỉnh xa như Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái... Cơ quan chức năng đều cố gắng thẩm định thật kỹ để tìm gia đình tốt nhất cho các bạn nhỏ, làm sao đảm bảo được về mặt tinh thần cũng như vật chất để nuôi dưỡng cho các cháu sau này.
Tận tình yêu thương, chăm sóc và dạy bảo các con trong thời gian dài nên cô Trần Thị Thanh Vân bùi ngùi chia sẻ: “Sau khi hoàn tất các hồ sơ đi thẩm định, chúng tôi sẽ bàn giao các cháu về với gia đình mới. Tâm trạng của cán bộ công nhân viên trung tâm nói chung và các mẹ bảo mẫu trực tiếp nuôi các cháu nói riêng có những cảm xúc khó nói chia tay. Các mẹ cũng lưu luyến các con nhiều hơn và cũng mong các con về được một gia đình mới, có một cuộc sống mới. Những giây phút chia tay ai cũng thế thôi, khi nuôi các con trong thời gian dài sẽ có những tình cảm thật sự khó có thể cắt nghĩa được".

Các em sẽ được trở lại cuộc sống bình thường giống nhưu bao cậu bé khác.
Đưa những đứa trẻ này về với gia đình mới có lẽ là mong ước của không chỉ của các cơ quan chức năng mà là của toàn xã hội. Bởi như các cô giáo ở Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chia sẻ, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là niềm vui không gì diễn tả được.
Hạnh phúc là khi nhìn những đứa trẻ mà mình hàng ngày chăm sóc có được tình thương của người cha, người mẹ thật sự. Với tổ ấm gia đình mới, 8 đứa trẻ sẽ được trở lại cuộc sống bình thường như bao cậu bé khác, được hàng ngày cắp sách đến trường trong yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, những người yêu thương chúng thật lòng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc săn lùng gã đàn ông điều hành đường dây mua bán người
Cuộc săn lùng gã đàn ông điều hành đường dây mua bán người

Phát hiện một trong các nạn nhân bị lừa bán đã trở về nước, Lò Láo Ú và Lò Láo Lở nhanh chân lẩn trốn.

Cuộc săn lùng gã đàn ông điều hành đường dây mua bán người

Cuộc săn lùng gã đàn ông điều hành đường dây mua bán người

Phát hiện một trong các nạn nhân bị lừa bán đã trở về nước, Lò Láo Ú và Lò Láo Lở nhanh chân lẩn trốn.

Gần 5.000 cuộc gọi tới Đường dây nóng phòng chống mua bán người
Gần 5.000 cuộc gọi tới Đường dây nóng phòng chống mua bán người

VOV.VN - Nội dung các cuộc gọi liên quan đến tư vấn tâm lý, chính sách hỗ trợ nạn nhân, quy trình hỗ trợ nạn nhân buôn bán người.

Gần 5.000 cuộc gọi tới Đường dây nóng phòng chống mua bán người

Gần 5.000 cuộc gọi tới Đường dây nóng phòng chống mua bán người

VOV.VN - Nội dung các cuộc gọi liên quan đến tư vấn tâm lý, chính sách hỗ trợ nạn nhân, quy trình hỗ trợ nạn nhân buôn bán người.

Ngày 30/7 là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”
Ngày 30/7 là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người".

Ngày 30/7 là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”

Ngày 30/7 là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người".