Nền kinh tế Ấn Độ có thể vượt Đức và Anh vào năm 2022

VOV.VN - Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ấn Độ sẽ chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới của Đức trong năm 2022...

Trong một báo cáo mới nhất, lãnh đạo IMF cho biết trong những năm gần đây, kinh tế Ấn Độ đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thực hiện cải cách cơ cấu quan trọng, áp dụng các điều khoản thương mại thuận lợi và hạn chế tối đa các rủi ro từ nước ngoài.

Ấn Độ có thể vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2022.

Lãnh đạo IMF nhấn mạnh kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, dự báo đạt tốc độ tăng 6,8% trong tài khóa 2016-2017 và 7,2% trong tài khóa 2017-2018.

Theo xếp hạng các nước và khu vực dựa trên những dự báo của IMF về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho năm 2017 và 2022, với GDP trên danh nghĩa tăng trưởng 9,9%/năm, Ấn Độ sẽ vượt qua Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2022.

Trong khi đó, nước Anh có thể bị loại ra khỏi danh sách năm nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau năm 2017. 

Tuy nhiên, theo phân tích của Bloomberg, dựa vào  báo cáo của IMF thì Ấn Độ vẫn còn nhiều trở ngại để duy trì đà tăng trưởng hiện tại, đặc biệt là "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng nước này.

Cụ thể, các khoản nợ xấu, nợ tái cấu trúc và khoản tiền cho vay tới các công ty không thể thanh toán nợ đã vọt lên mức 16.6% trên tổng nợ, dữ liệu từ Chính phủ cho thấy. Sự gia tăng trong khoản nợ xấu đã buộc các ngân hàng tập trung vào việc đòi lại các khoản nợ này. Kết quả là tăng trưởng tín dụng Ấn Độ đã giảm xuống gần mức thấp kỷ lục, qua đó tạo ra một thách thức lớn đối với Thủ tướng Narendra Modi, khi Chính phủ nước này cố gắng gia tăng đầu tư và thúc đẩy việc làm.

Lãnh đạo IMF khẳng định luật thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) đầy tham vọng được thực thi từ ngày 1/7 tới sẽ giúp tăng trưởng trong trung hạn của Ấn Độ đạt trên 8%.

Phó Giám đốc điều hành IMF, Tao Zhang nhận định Chính phủ Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những cải cách kinh tế quan trọng và điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh và bền vững của Ấn Độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nền kinh tế nào tự do nhất thế giới?
Nền kinh tế nào tự do nhất thế giới?

VOV.VN - Hong Kong vừa được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới, theo Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế toàn cầu năm 2017 của Heritage Foundation (Mỹ).

Nền kinh tế nào tự do nhất thế giới?

Nền kinh tế nào tự do nhất thế giới?

VOV.VN - Hong Kong vừa được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới, theo Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế toàn cầu năm 2017 của Heritage Foundation (Mỹ).

Nền kinh tế nào “khốn khổ” nhất thế giới?
Nền kinh tế nào “khốn khổ” nhất thế giới?

VOV.VN - Theo đánh giá của Bloomberg, nền kinh tế "khốn khổ" nhất thế giới chính là Venezuela do bất ổn kinh tế, chính trị kéo dài.

Nền kinh tế nào “khốn khổ” nhất thế giới?

Nền kinh tế nào “khốn khổ” nhất thế giới?

VOV.VN - Theo đánh giá của Bloomberg, nền kinh tế "khốn khổ" nhất thế giới chính là Venezuela do bất ổn kinh tế, chính trị kéo dài.

Bloomberg: Cơ hội vốn 800 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi mỗi năm
Bloomberg: Cơ hội vốn 800 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi mỗi năm

VOV.VN - Các nước mới nổi tại châu Á có thể có thêm nguồn vốn trị giá 800 tỷ USD mỗi năm, nếu phát triển thị trường vốn sâu rộng hơn.

Bloomberg: Cơ hội vốn 800 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi mỗi năm

Bloomberg: Cơ hội vốn 800 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi mỗi năm

VOV.VN - Các nước mới nổi tại châu Á có thể có thêm nguồn vốn trị giá 800 tỷ USD mỗi năm, nếu phát triển thị trường vốn sâu rộng hơn.

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt
Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

VOV.VN - Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng và các công cụ cần thiết để tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt vào năm 2020.

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

VOV.VN - Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng và các công cụ cần thiết để tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt vào năm 2020.

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực
Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

Các nền kinh tế thành viên APEC ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam để triển khai hiệu quả Diễn đàn đối thoại chính sách về an ninh lương thực.